Những dấu khắc trên một cây cột đá tại địa điểm khảo cổ có niên đại 12.000 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng là lịch Mặt trời cổ nhất trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng lịch này được tạo ra để đánh dấu một vụ va chạm lớn với sao chổi.
Nhóm nghiên cứu cho rằng người cổ đại có thể đã ghi lại những quan sát của họ về Mặt trời, Mặt trăng và các chòm sao dưới dạng một lịch mặt trời. Người cổ đại tạo ra lịch này để theo dõi thời gian và đánh dấu sự luân chuyển của các mùa.
Phân tích mới về những biểu tượng hình chữ V được khắc trên các cây cột tại Göbekli Tepe — một quần thể kiến trúc cổ gồm các khu vực bao quanh như đền thờ, được trang trí bằng các biểu tượng chạm khắc tinh xảo - cho thấy mỗi hình chữ V có thể đại diện cho một ngày. Cách diễn giải như vậy cho phép các nhà nghiên cứu đếm được một lịch Mặt trời gồm 365 ngày trên một cây cột, gồm 12 tháng âm cộng thêm 11 ngày.
Hạ chí là một ngày được tách biệt, biểu thị bằng một chữ V quanh cổ một quái thú giống chim - đại diện của chòm sao hạ chí vào thời điểm đó. Các tượng khác gần đó (có thể đại diện cho các vị thần) cũng có chữ V tương tự trên cổ.
Hạ chí là một ngày đặc biệt, tách biệt, biểu thị bằng một chữ V quanh cổ một con thú giống chim. Nguồn: Tiến sĩMartin Sweatman
Do trên cây cột này khắc cả chu kỳ Mặt trăng và Mặt trời nên có thể đây là loại lịch âm-dương cổ nhất trên thế giới, dựa trên các giai đoạn của Mặt trăng và vị trí của Mặt trời – xuất hiện sớm hơn các lịch cùng loại nhiều thiên niên kỷ.
Người cổ đại có thể đã tạo ra những hình khắc này để ghi lại ngày một đám bụi sao chổi đã va vào Trái đất từ gần 13.000 năm trước – hay năm 10.850 trước Công nguyên.
Vụ va chạm với sao chổi này được cho là đã mở ra thời kỳ tiểu băng hàkéo dài hơn 12.000 năm, khiến nhiều loài động vật lớn tuyệt chủng. Nó cũng dẫn đến những thay đổi về lối sống và canh tác nông nghiệp, được cho là liên quan tới sự ra đời của nền văn minh ngay sau đó tại vùng lưỡi liềm màu mỡ Tây Á.
Một cây cột khác tại đây dường như mô tả một trận mưa sao băng Taurid kéo dài 27 ngày và bắt nguồn từ hướng chòm sao Bảo Bình và Song Ngư. Trận mưa sao băng này được cho là nguồn gốc của đám bụi sao chổi.
Phát hiện này dường như cũng khẳng định rằng người cổ đại có thể ghi lại ngày tháng nhờ dùng tiến động hay dao động của trục Trái đất ảnh hưởng đến chuyển động của các chòm sao trên bầu trời – ít nhất 10.000 năm trước khi hiện tượng này được Hipparchus ở Hy Lạp cổ đại ghi lại vào năm 150 trước Công nguyên.
Phát hiện mới cũng ủng hộ lý thuyết Trái đất va chạm với sao chổi nhiều hơn khi quỹ đạo của nó cắt ngang quỹ đạocủa đám bụi sao chổi quay quanh Mặt trời – hiện tượng mà ta thường thấy dưới dạng mưa sao băng.
Nguồn:
Hiếu Ngân