Bên cạnh những nghiên cứu, đổi mới sáng tạo với nền tảng công nghệ cao, ví dụ như cách mà Quỹ Gates đang nghiên cứu như ủng hộ các hãng làm các nhà máy điện nguyên tử mini, lọc CO2 trong không khí, làm thịt nhân tạo hoặc phát triển giống cây trồng biến đổi gien, chịu hạn vv…thì có những sáng kiến,
phát minh công nghệ thấp đơn giản hơn nhiều, đem lại nhiều thay đổi cho thế giới tốt đẹp hơn. Bảy lựa chọn sáng kiến công nghệ thấp sau đây là minh chứng cho điều đó.
Đèn bão, có lẽ đây là nguồn ánh sáng đơn giản nhất trên thế giới này.
Đối với nhiều người thế giới này không phải là một nơi dễ sống gì. Thí dụ 785 triệu người không có nổi nước sạch để sử dụng. Và thế giới luôn cần có những ý tưởng mới, xuất sắc và ít tốn kém để cải thiện cuộc sống con người.
Để cho thế giới tốt đẹp hơn còn có vô vàn công việc phải làm: Theo WHO hiện có 785 triệu người không có nước sạch, 820 triệu người theo FAO thường xuyên bị đói kinh niên, hai tỷ người không có nhà tiêu hợp vệ sinh vv...
Bên cạnh những nghiên cứu, đổi mới sáng tạo với nền tảng công nghệ cao, ví dụ như cách mà Quỹ Gates đang nghiên cứu như ủng hộ các hãng làm các nhà máy điện nguyên tử mini, lọc CO2 trong không khí, làm thịt nhân tạo hoặc phát triển giống cây trồng biến đổi gien, chịu hạn vv…thì có những sáng kiến, phát minh công nghệ thấp đơn giản hơn nhiều, đem lại nhiều thay đổi cho thế giới tốt đẹp hơn. Bảy lựa chọn sáng kiến công nghệ thấp sau đây là minh chứng cho điều đó.
Chai nhựa tỏa sáng
Alfredo Moser rất bực bội. Lại mất điện, lại phải ngồi trong xưởng tối om. Mất điện – ở thành phố Uberaba phía nam Brasil đã trở nên thường xuyên như cơm bữa. Moser đành khoét một khoảng trống to tướng trên mái nhà lợp fibro xi măng, tuy nhiên vẫn không đủ sáng cho cả xưởng. Moser bèn khoan một lỗ qua mái nhà để lấy ánh sáng, đổ nước vào chai nhựa, anh sáng xuyên qua chai nhựa tỏa sáng trong căn nhà – Alfredo Moser đã phát minh ra một nguồn sáng đơn giản nhất thế giới.
Giờ đây “ngọn đèn-Moser” được lan rộng trên thế giới. Ngay cả Liên hiệp quốc cũng dùng nguồn sáng này cho các trại tị nạn. Bản thân Alfredo Moser không kiếm được một hào nào từ sáng kiến của mình, tuy nhiên anh tự hào về sáng kiến đó (một số sáng kiến thắp sáng trong chai nhựa được cập nhật tại đây https://literoflight.org)
Sodis: dùng chai làm thiết bị xử lý nước
Cơ sở xử lý nước thải không phải ở đâu cũng có, nhưng mặt trời thì không thiếu. Năm 1980, nhà sinh thái học Aftim Acra có ý tưởng dùng ánh sáng mặt trời để khử khuẩn, vì trong ánh sáng trời có nhiều tia cực tím có thể tiêu diệt vi khuẩn. Acra đổ nước vào chai rồi phơi ngoài trời nắng dăm tiếng đồng hồ. Nước trong chai sau đó có thể uống được.
Phương pháp Sodis (Solar Water Disinfection) có thể thực hiện được với chai thủy tinh và chai nhựa, người ta đã làm thử nhiều lần và tác dụng tốt, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách: vỏ chai không được trầy xước; dung tích không quá 3 lít và nước không được đục quá – nếu không lượng tia cực tím không đủ để diệt khuẩn.
Phải phơi chai trực tiếp dưới ánh sáng trời ít nhất sáu tiếng đồng hồ, còn nếu nhiều mây thời gian khử trùng mất khoảng hai ngày. Theo khuyến cáo của WHO và LHQ thì Sodis là phương pháp xử lý nước hiệu quả nhất và đơn giản nhất (xem thêm www.sodis.ch).
Biocercas: dùng chai nhựa để lọc rác
Rác thải nhựa có mặt ở khắp nơi, qua kênh rạch và sông suổi nó trôi dạt ra biển cả và tạo ra những vòng xoáy và trụ lại thành bãi nhựa khổng lồ trên đại dương. Những người nông dân ở Mỹ La tinh đã dùng nhựa để trị nhựa: Tại Guatemala, Honduras và Cộng hòa Dominica người dân đã kết chai nhựa và lưới bắt cá vứt đi thành rào chắn nổi – Biocercas - để chặn dòng rác thải trên những dòng sông.
El Salvador cũng muốn áp dụng Biocercas, các nước khác như Achentina, Panama, Somalia và Malaysia cũng quan tâm đến sáng kiến này. Hiện nay, ngay cả một số doanh nghiệp cũng được truyền cảm hứng phát triển phát minh-công nghệ thấp này thành thiết bị lọc cho những dòng sông (www.renewoceans.org).
Wonderbag: Bếp ở trong túi
Ba tỷ người nấu nướng trong những căn buồng lụp xụp bằng rơm rạ, than củi. Mỗi năm khoảng 4 triệu người chết vì hít thở khói độc, trẻ em vì khói này thường bị viêm phổi . Để có chất đốt người ta, chủ yếu phụ nữ và trẻ em, phải kiếm củi mất nhiều thời gian, nhiều em phải bỏ học.
Bà Sarah Collins, một phụ nữ ở Nam Phi muốn chấm dứt tình trạng này và bà nghĩ đến một cách đơn giản mà bà nội bà đã từng làm: bà nội có một cái thùng gỗ, quấn rơm xung quanh, thường bà cho các nồi nấu ủ trong đó, kể cả nồi cơm. Bằng cách này bà chỉ cần đun không lâu, khi cơm cạn, hoặc thức ăn gần chín bà cho nồi vào thùng ủ. Nay thay cho thùng ủ bà làm những cái túi, thay cho rơm rạ bà dùng hạt styropor làm nguyên liệu cách nhiệt. Bà Collins đã phát triển một loại túi ủ mới rất thuận tiện và tiết kiệm năng lượng, giảm thời gian ngồi bếp. Cơm cạn sau một tiếng trong túi thì chín và nóng hổi, hầm gà mất ba tiếng. Bill Gates rất ấn tượng về cái túi bếp này. Ông vận động nâng cấp sáng kiến này và hiện đã có loại bếp ủ chạy điện vừa tiết kiệm năng lượng vừa tiết kiệm công sức. (xem thêm www.kochen-mit-wonderbag.de)
The Cup: cốc nguyệt san hiệu quả không kém băng vệ sinh
Theo WHO và UNICEF khoảng 500 triệu chị em không có loại băng vệ sinh đảm bảo vệ sinh khi đến tháng. Họ phải dùng vải rất mất vệ sinh và dễ bị nhiễm trùng, ở một số nước nghèo, cứ đến tháng là các em gái phải nghỉ họ mấy ngày.
Cốc kinh nguyệt chất liệu silicon là một giải pháp khá thuận tiện, có thể đổ và rửa sạch, cất đi dùng lại. Một cốc silicon có thể dùng tới 10 năm. Theo tạp chí Lancet loại cốc này cũng đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn như các loại Tampons hay băng thông dụng. Nhờ nó cũng bớt được rác thải. Cup Foundation đã phân phối cốc 15.000 cốc cho các cô gái ở Kenia. (xem thêm www.thecup.org)
Foldscope: kính hiển vi bằng bìa
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, hiện hàng năm có khoảng 200 triệu người bị sốt rét. Dùng kính hiển vi phân tích có thể dễ dàng phát hiện vật gây bệnh – tuy nhiên để làm được phải có kính hiển vi. Anh Manu Prakash đã làm ra kính hiển vi giá rẻ nhất thế giới, không tới 50 Cent. Chỉ cần cắt bìa giấy, gấp và cài một mắt kính bằng nhựa là xong (www.foldscope.com).
Hippo-Roller: Thùng kéo nước
Hiện nay đối với nhiều người, nước sạch vẫn thuộc diện hàng xa xỉ. 600 triệu người phải cất công chở nước sinh hoạt từ rất xa về nhà – thường là đội đầu, về lâu dài rất hại cho cột sống.
Hai người ở Nam Phi là Pettie Petzer và Johan Jonker không chịu được cảnh vất vả này họ có sáng kiến làm xe đẩy, tuy nhiên giá thành cao quá. Từ đó ra đời loại thùng lăn (Hippo-Roller) thùng chứa được 90 lít nước đồng thời là bánh xe, có thể kéo trên đường. Hiện tại loại thùng lăn này đã được sản xuất hàng loạt với giá khoảng 125 USD, đã có 46.000 thùng lăn được cung cấp ra thị trường (www.hipporoller.org).