Cây nguồn mật, giống ong và cách quản lý đàn ong, chất lượng thùng nuôi ong, và cách bảo quản mật ong… - tất cả những yếu tố đó đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng mật ong.
Theo
Tiêu chuẩn Việt Nam, mật ong tự nhiên được phân thành 3 loại.
Thứ
nhất là mật ong hoa. Tùy theo lượng mật hoa do ong khai thác chủ yếu từ một hay
nhiều loại hoa mà mật ong hoa được chia thành 2 loại là mật ong đơn hoa và mật
ong đa hoa. Mật ong đơn hoa gồm: mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa
bạch đàn, mật ong hoa táo, mật ong hoa cỏ lào... Còn mật ong đa hoa gồm một số
loại như mật ong vải-nhãn, mật ong chôm chôm-cà phê, mật ong hoa rừng...
Thứ
hai là mật ong dịch lá, loại mật do ong khai thác từ mật của dịch lá, búp non của
cây. Ví dụ như mật ong cao su, mật ong đay...
Thứ
ba là mật ong hỗn hợp, loại mật do ong khai thác từ cả mật của dịch lá và mật của
hoa. Ví dụ như mật ong cao su-vải, mật ong cà phê-bạch đàn-táo-đay.
ThS.
Trần Quốc Toàn – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm KH&CN
Việt Nam), chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ giảm thủy phần nâng cao chất lượng, giá trị mật ong bạc hà cao nguyên đá
Hà Giang”, cho biết, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mật ong, trước
hết phải kể đến cây nguồn mật. Mỗi
loại cây nguồn mật có hương vị và chất lượng đặc trưng riêng. Mật hoa vải, hoa
nhãn, hoa táo, hoa bạch đàn, hoa chôm chôm, … là những loại mật có hàm lượng đường
cao.
Bên
cạnh đó, giống ong và cách quản lý đàn
ong khai thác mật cũng ảnh hưởng đến chất lượng mật. Nhiều ý kiến cho rằng
mật ong nội thơm hơn mật ong ngoại (có thể do men ong tiết ra) nhưng mật ong
ngoại đặc hơn mật ong nội do đàn ong ngoại mạnh, khả năng quạt gió tốt. Đàn ong
mạnh lên kế (quá trình đàn ong tiết ra mật để vít nắp toàn bộ các ô lục giác
trong tổ, tạo thành sáp ong) thì chất lượng mật tốt vì khi đó các lỗ tổ chứa mật
đều được vít nắp hoàn toàn, nhộng và ấu trùng được giữ nguyên trong đàn nên mật
trong hơn.
Ngoài
ra, chất lượng thùng nuôi ong và điều
kiện thời tiết có ảnh hưởng rõ đến chất lượng mật. Thùng nuôi ong hở có thể gây
khó khăn cho việc điều hòa độ ẩm, nếu độ ẩm bên ngoài cao, mật hút thêm nước,
đàn ong yếu, dù có để lâu cũng rất khó vít nắp.
Cuối
cùng, cách bảo quản mật ong cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng mật ong. Tùy nhiệt độ môi trường bảo quản mà có thể giữ mật ong lâu hay không, nhưng tốt nhất nên sử dụng mật ong mới thu hoạch và không để lâu hơn 2 năm.