Dưới đây là những thảm họa tự nhiên khủng khiếp trong năm 2016:
Cơn bão mùa đông Jonas
Cơn bão mùa đông Jonas bao phủ vùng Bắc Mỹ gây tuyết rơi trên diện rộng đến nỗi có thể nhìn rõ từ không gian. Trong suốt những ngày cuối tuần 23-24 tháng 1/2016, bão Jonas phá kỉ lục về diện tích tuyết rơi ở các vùng bờ Đông.
Tạisân bay Baltimore, tuyết rơi dày 74cm; 71cm ở Newark, New Jersey, và Philadenphia là 55cm, theo Weather Chanel. Thị trấn Glengary, West Virginia, tuyết rơi dày nhất: 107 cm.
Tối thiểu 49 người chết vì cơn bão tuyết khổng lồ này, do tai nạn giao thông, hạ thân nhiệt, nhiễm độc CO hoặc do gắng sức dọn tuyết.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)
Ngày 6/2, trận động đất 6.4 độ richter diễn ra ở đông bắc thành phố Pingtung phía nam Đài Loan. Tâm chấn khá nông dưới lòng đất, 23 km, gây thiệt hại trên diện rộng, làm sụp đổ các tòa cao ốc ở thành phố Đài Nam.
Theo thông tin từ giới chức Đài Nam, động đất làm 117 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. Phần lớn thương vong đến từ tòa nhà chung cư Wei-Guan bị sụp đổ.
Cháy rừng tự nhiên ở California
Hàng loạt vụ cháy xảy ra ở California năm nay, thiêu rụi hơn nửa triệu mẫu rừng. Theo Ủy ban lâm nghiệp và phòng chống cháy rừng California, 6.938 vụ cháy đã thiêu rụi 565.070 mẫu (229.000 hecta) tính tới ngày 11/12.
Ví dụ như vụ cháy Blue Cut (trên ảnh), đã thiêu rụi hơn 37.000 mẫu (hơn 12.000 hecta) ở Nam California từ mùa hè lan sang mùa thu, theo Los Angeles Times.
Báo cáo của U.S. Forest Service cho biết, hạn hán kéo dài làm hơn 100 triệu cây chết khô, tạo nên nguồn nhiên liệu cháy làm cho mùa cháy năm nay dài hơn, dữ dội hơn. 7 người đã chết, bao gồm một lính cứu hỏa, và thiệt hại vẫn đang tiếp diễn.
Lũ lụt ở Louisiana
Những trận mưa lớn gây ngập Louisiana tháng 8, khi nhiều vùng có lượng mưa 50,8cm trong hơn 72h (từ 12-14/8). Có ít nhất 6 con sông nước dâng đỉnh điểm, cao nhất là sông Amite, mực nước cao hơn kỉ lục 1,8m.
Trung tâm khí tượng quốc gia đã mô tả cơn mưa lớn như là “áp thấp nhiệt đới”, do sự kết hợp giữa độ ẩm nhiệt đới và áp thấp gây mưa lớn. 13 người mất nhà cửa, và khoảng 30.000 người bị ảnh hưởng sau lũ.
Động đất ở Ý
Miền trung nước Ý bị bàng hoàng bởi ba cơn chấn động chỉ trong vòng 3 tháng. Một vụ động đất 6.2 độ ngày 24 tháng 8 với bán kính 10,5km ở đông nam Norcia, Ý. Hàng loạt dư chấn kéo theo sau đó, bao gồm một vụ động đất 5.5 độ với bán kính 4 km ở đông bắc Norcia cùng ngày.
Trận động đất này gây rung chuyển miền trung nước Ý, giết chết hàng trăm người do các tòa nhà từ thời trung cổ sụp đổ.
Tiếp sau đó, vào tháng 10/2016, 2 trận động đất liên tiếp trong 2 giờ làm rung chuyển miền trung nước Ý. Một chấn động 5.5 độ cách Norcia 9km về phía đông bắc, sau đó 2 giờ, một trận động đất mạnh hơn xuất hiện với 6.1 độ cách thị trấn này 18 km và chỉ cách 2 km so với một thị trấn nhỏ khác ở Visso.
Bão Matthew
Cơn bão Matthew là siêu bão xuất hiện ở Đại Tây Dương vào tháng 10. Đây là cơn bão lớn nhất trên Đại Tây Dương kể từ khi xuất hiện bão Felix năm 2007, bão Matthew mạnh cấp 5 với sức gió lên tới 252km/h.
Khi nó giảm xuống cấp 4, sức gió vẫn kinh khủng ở mức 225 km/h. Gió giật mạnh và mưa lớn làm cho bão Matthew trở thành thảm họa tàn phá và chết người. Khoảng hơn 1.600 người chết, và thiệt hại ước chừng 10,5 tỉ USD.
Động đất và sóng thần ở New Zealand
Trận động đất mạnh 7,8 độ đã xuất hiện ở New Zealand ngày 14/11/2016. Mặc dù tâm chấn của nó ở phía đông bắc của Christchurch, chấn động còn lan ra tận thủ đô Wellington, cách đấy 200 km, ở phía Đảo Bắc.
Khoảng 2 giờ sau, sóng thần cao 2m xuất hiện ở bờ biển. Quốc đảo này tiếp tục bị rung lắc thêm hàng trăm lần do dư chấn, có đợt lên tới 6.3 độ. 2 người chết, nhiều vùng nông thôn bị tàn phá do động đất.
Thủ tướng New Zealand, ông John Key cho rằng sẽ mất nhiều tháng để phục hồi và tốn nhiều tỉ đô la. Động đất 7.8 độ cũng gây ra những đứt gãy về địa chất, cụ thể là 6 vết nứt gãy đã xuất hiện, theo bản đồ mới của trung tâm khoa học địa cầu GNS ở New Zealand.
Động đất ở Fukushima
Một vụ động đất mạnh 6.9 độ ở phía bắc Nhật bản, bờ biển Fukushima vào ngày 21/11 gây ra một con sóng thần nhỏ. Đây là lời cảnh báo mạnh mẽ từ sau thảm hoạ sóng thần gây rò rỉ hạt nhân tại Fukushima năm 2011
Cháy rừng ở Tennessee
Khu vực xung quanh Gatlinburg, Tennessee đã bị tàn phá bởi cháy rừng ngày 28/11, gần công viên quốc gia Great Smoky Mountain, làm hàng ngàn động vật phải chạy khỏi nơi cư trú. Lửa nhanh chóng lan ra các khu rừng khô héo do hạn hán, và mạnh hơn nhờ gió.
Theo các nhà khí tượng học, gió mạnh thổi lá khô bay khắp nơi, kéo theo tàn lửa bay ra các vùng xung quanh cànglàm cho lửa lan nhanh, thiêu rụi khu vực này.
Vụ cháy lịch sử Gatlinburg đã làm 14 người chết, 134 người bị thương và phá huỷ hơn 1.600 công trình.
Động đất ở Indonesia
Trong suốt tuần đầu tháng 3, trận động đất 7.8 độ gây chấn động 800km dọc bờ biển đông năm Sumatra, hòn đảo nổi tiếng ở phía Tây Indonesia. Dù mạnh, nhưng tâm chấn ở khá xa hòn đảo nên không gây thiệt hại gì lớn.
Ngày 7/2, một trận động đất khác xảy ra với cường độ 6.5 độ, tâm chấn cách thị trấn Aceh 19km, theo trung tâm khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS). CNN cho biết, động đất phá hủy hàng trăm công trình ở quận Pidie Jaya ở Aceh. Ít nhất 100 người chết, 136 người bị thương nặng.
Indonesia còn bị một trận động đất nữa vào 21 tháng 12, cường độ 6.7 độ ở biển Banda và Đông Timor. Chấn động lan tới cả Darwin, Úc. Tin tức cho hay, người dân nói rằng chấn động kéo dài vài phút.