Đó là thông tin được Ngân hàng Thế giới công bố trong báo cáo hôm thứ Hai bên lề các cuộc đàm phán cấp cao về Hội nghị thứ 22 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 22) của Liên Hợp quốc tại Marrakesh, Morocco.
Theo báo cáo này, con số kể trên sẽ còn được đẩy cao lên trong thập kỷ tới do biến đổi khí hậu khiến sức mạnh hủy diệt của các cơn bão, lũ lụt và hạn hạn.
Cho đến nay, các tính toán về thiệt hại toàn cầu gây ra do thảm họa tự nhiên đối với cộng đồng vẫn chưa thực hiện đầy đủ - theo bản báo cáo dài 190 trang của Ngân hàng Thế giới.
Cảnh hoang tàn sau bão Nargis tại Myanmar. Ảnh: Drgeorgepc
Cách tiếp cận mới có ý nghĩa rất lớn đối với cách thức và nơi sử dụng tiền để tăng cường khả năng chống đỡ cho các thành phố, khu vực nông thôn vững vàng hơn trước những cú sốc từ thiên tai.
“Việc mất một đồng đô-la có ý nghĩa khác nhau đối với người giàu và người nghèo” - Stephane Hallegatte - tác giả chính của nghiên cứu - cho biết. “Sự mất mát ảnh hướng đến người nghèo lớn hơn rất nhiều vì sinh kế của họ phụ thuộc vào một số ít tài sản và sự tiêu dùng của họ rất gần với mức sinh hoạt phí”.
Xây dựng một hệ thống đê điều, thoát nước tại các khu vực nghèo khó hơn sẽ “tạo ra lợi nhuận thấp hơn trong việc tránh mất mát tài sản nhưng lại tăng mức độ hạnh phúc lớn hơn” - báo cáo cho biết. “Các chi phí thực sự của thảm họa tự nhiên đã bị đánh giá thấp” - nó kết luận.
Một nghiên cứu mới đây của Liên Hợp quốc tại 117 quốc gia - cả các nước phát triển lẫn những nước đang phát triển - ước tính thiệt hại tài sản toàn cầu do thiên tai gây ra là 327 tỷ USD/năm.
“Những nếu mất sự tiêu dùng - ví dụ như khi y học hoặc giáo dục hầu như không trong tầm tay trước khi trở nên đắt đỏ - được bao gồm, các thiệt hại tổng cộng sẽ lên đến 520 tỷ USD mỗi năm” - báo cáo của Ngân hàng Thế giới.
Hình ảnh sau trận động đất tại Myanmar năm 2015. Ảnh: SBS
Dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu đối với 1,2 triệu người ở 89 quốc gia, báo cáo cũng cho thấy rằng 26 triệu người rơi xuống dưới ngưỡng thu nhập 1,9USD/ngày - mức nghèo đối được công nhận rộng rãi trên thế giới.
Theo Liên Hiệp quốc, cơn bão Nargis tại Myanmar trong năm 2008 đã cướp đi sinh mạng của 140.000 người gây thiệt hại khoảng 4 tỷ USD.
Cơn bão này cũng buộc một nửa số nông dân Myanmar phải bán đi đất đai và những tài sản khác để trả nợ hậu bão, đẩy họ sâu hơn vào tình thế khó khăn, không thể cứu vãn và làm thiệt hại về bão cao hơn nhiều so với con số kể trên.
Hầu hết những thảm họa lớn nhất trong thế kỷ 21 - như bão Nargis, sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, động đất ở Trung Quốc và Haiti - không gây ra bởi hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tuy nhiên, theo ông Kicks, cùng với biến đổi khí hậu, sức tàn phá của thiên nhiên sẽ càng tăng lên.
“Một vài thảm họa thiên tai đe dọa kéo lùi những nỗ lực chống đói nghèo lại hàng thập kỷ” - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim tuyên bố. “Tạo dựng khả năng phục hồi sau thảm họa không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn là một mệnh lệnh về đạo đức”.