Đây là những bí mật lớn nhất còn sót lại về sự sống trên hành tinh của chúng ta? Chúng có thể ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta như thế nào? Tờ The Guardian đã mời chín chuyên gia hàng đầu thế giới nêu những câu hỏi lớn mà họ mong muốn lý giải.

Có bao nhiêu loài động vật trên Trái đất?

t
GS Andy Purvis. Ảnh:Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên

“Có bao nhiêu loài động vật khác nhau trên hành tinh của chúng ta? Các ước tính hiện nay cho thấy con số dao động từ 3 triệu đến 100 triệu. Không có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta có thể thống nhất được câu trả lời.”

GS Andy Purvis, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và là đồng tác giả của đánh giá toàn cầu năm 2019 về mức độ đa dạng sinh học trên hành tinh.

Điều gì đã xảy ra với sự sống trên Trái đất vào 540 triệu năm trước?

h
TS Corrie Moreau. Ảnh: Allison Usavage/ Courtesy of Cornell University

“Là một nhà sinh vật học tiến hóa, tôi khao khát sở hữu một cỗ máy thời gian có thể đưa tôi trở về thời kỳ bùng nổ thuộc kỷ Cambri [thời kỳ được xem là đặt nền móng cho hệ động vật của Trái đất] để xem vì sao trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, hầu hết các nhóm động vật lại phát triển nhanh chóng, trong khi một số loài như bọ ba thùy [động vật chân đốt biển đã tuyệt chủng] lại không thể tồn tại.”

TS Corrie Moreau, nhà sinh vật học tiến hóa,chuyên gia về kiến ​​tại phòng thí nghiệm Moreau của Đại học Cornell

Một số vi khuẩn có thể giúp ngăn chặn khủng hoảng khí hậu?

Ảnh:TheGuardian
TS Bonnie Waring. Ảnh: The Guardian

“Cũng giống như con người chúng ta phụ thuộc vào hệ vi sinh vật đường ruột để có được sức khỏe tiêu hóa tốt, lớp đất dưới chân chúng ta chứa vô số vi khuẩn, nấm và virus ảnh hưởng đến sức khỏe của đất và các loài thực vật phát triển trong đó. Bởi vì hầu hết những sinh vật này không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nên những gì chúng ta biết về hệ sinh thái của chúng vô cùng ít ỏi. Đáng chú ý, sự xuất hiện của một số vi khuẩn cụ thể có thể giúp cây phát triển nhanh hơn gấp ba lần. Liệu những 'vi khuẩn tốt' này có thể là đồng minh hữu hiệu của chúng ta trong việc chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy an ninh lương thực không?”

TS Bonnie Waring, giảng viên cao cấp tại Viện Grantham thuộc Imperial College London

Rừng nhiệt đới lưu vực sông Amazon hoặc Congo có mức độ đa dạng sinh học như thế nào?

h
GS Alexandre Antonelli. Ảnh: The Guardian

“Tôi muốn hiểu đầy đủ mức độ đa dạng trong một khu vực nhỏ của rừng mưa nhiệt đới – ví dụ như độ 100 x 100 mét: có bao nhiêu loài sống ở đó hoặc đã từng đi qua đó, chúng tương tác với nhau như thế nào, chúng bao nhiêu tuổi, chúng đến từ đâu, chúng đang làm gì. Bên cạnh những hiểu biết khoa học mang lại, tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp thuyết phục mọi người về sự phức tạp và giá trị quan trọng của các hệ sinh thái được hình thành qua hàng thiên niên kỷ - và rằng việc bảo vệ những gì còn sót lại luôn là lựa chọn tối ưu so với việc phá hủy rồi lại cố gắng khôi phục về sau.”

GS Alexandre Antonelli, giám đốc khoa học tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Kew

Động vật ảnh hưởng đến hoạt động của Trái đất như thế nào?

j
GS Yadvinder Malhi. Ảnh: Jake Bryant/Courtesy of Association For Tropical Biology And Conservation

“Động vật hình thành nên diện mạo và chức năng của hệ sinh thái như thế nào? Chúng ta biết chúng tiến hành theo một số cách phổ biến như thụ phấn hoặc phát tán hạt, nhưng có nhiều cách tinh vi hơn – chẳng hạn như chu trình dinh dưỡng, ăn thực vật có chọn lọc, mạng lưới phức tạp của động vật ăn thịt và con mồi – chúng ta đều hiểu một cách mù mờ và không lúc nào thôi sửng sốt. Chỉ độ tháng trước thôi, tôi mới biết rằng nhện xác định nơi thực vật phát triển và hệ sinh thái phục hồi sau một vụ phun trào núi lửa bằng cách xem xét hạt giống chúng thu được trong mạng nhện. Và cuối cùng, tôi muốn tìm hiểu xem các loài động vật ảnh hưởng đến cấp độ quần xã hoặc cấp độ sinh học toàn cầu như thế nào. Động vật định hình hoạt động của Trái đất đến mức nào?”

Yadvinder Malhi, giáo sư khoa học hệ sinh thái tại Đại học Oxford

Điều gì sẽ xảy ra với Gulf Stream?

Tony Buckingham/Rex Shutterstock
Sir Robert Watson. Ảnh: Rex Shutterstock

“Nếu có điều gì bất định mà tôi muốn biết vào lúc này, đó là liệu Gulf Stream [dòng hải lưu ấm ở Đại Tây Dương] có dừng chảy đột ngột và làm thay đổi hoàn toàn khí hậu ở châu Âu, khiến nhiệt độ giảm mạnh không, và nếu có thì khi nào? Nếu điều này xảy đến, nó có thể gây ra những hậu quả thảm khốc về an ninh nước và lương thực – đặc biệt khi hành tinh đang khổ sở vì biến đổi khí hậu do con người gây ra.”

Sir Robert Watson, một trong những nhà khoa học khí hậu nổi tiếng nhất Vương quốc Anh

Các quy luật phổ quát có chi phối quá trình tiến hóa của thực vật và động vật không?

David Gato/Alamy
GS Sandra Myrna Diaz. Ảnh: David Gato/Alamy

“Các sinh vật (bao gồm cả động vật và thực vật) có nguồn gốc rất khác nhau dường như tuân theo một số “kiểu” chung nhất định. Có những quy tắc chung, đơn giản nào chi phối cách chúng 'kết hợp với nhau'? Điều gì khiến một số quy tắc chung thành công hơn những quy tắc khác trên Trái đất? Và nếu những quy luật đó tồn tại, liệu chúng có giống nhau trong thế giới động vật và thực vật không?”

Sandra Myrna Diaz, giáo sư sinh thái học tại Đại học Quốc gia Córdoba ở Argentina

Trái đất có thể chứa được bao nhiêu người?

f
TS Gladys Kalema-Zikusoka. Ảnh:Jo-Anne McArthur/#unboundproject/We Animals Media

“Một điều tôi muốn biết là Trái đất có thể chứa thêm bao nhiêu người nữa. Với tốc độ hiện tại, sẽ chỉ mất 10 năm để có thêm 1 tỷ người nữa trên hành tinh. Chúng ta đang tận mắt chứng kiến ​​tác động tàn khốc của việc gia tăng dân số không bền vững, khi con người đang phá hủy môi trường sống nguyên sơ để tạo ra thực phẩm và đáp ứng các nhu cầu cơ bản khác, dẫn đến biến đổi khí hậu và các đợt bùng phát dịch bệnh lây từ động vật thường xuyên hơn. Nếu chúng ta có thể sống cân bằng, khỏe mạnh và hòa hợp với thiên nhiên thì Trái đất có thể chứa thêm bao nhiêu người nữa?”

TS Gladys Kalema-Zikusoka, bác sĩ thú y chuyên về động vật hoang dã đầu tiên và là nhà bảo tồn tiên phong của Uganda

Loài nào sẽ thích nghi với biến đổi khí hậu - và loài nào thì không?

h
Sir Patrick Vallance. Ảnh:Jill Mead/The Guardian

“Đâu là giới hạn trong khả năng thích nghi của loài? Chúng ta biết rằng khí hậu đang thay đổi và các loài đang thích nghi nhưng chúng ta không hiểu giới hạn của mỗi loài như thế nào và tại sao mỗi loài lại có giới hạn khác nhau. Loài nào sẽ không thích nghi đủ nhanh và chúng có thể thích nghi đến mức? Loài nào sẽ thích nghi và phát triển – và yếu tố nào quyết định những phản ứng này? Chúng ta có thể làm gì để giúp các loài thích nghi hiệu quả hơn? Đây là những câu hỏi cơ bản. Và câu trả lời cho chúng sẽ quyết định diện mạo của thế giới tự nhiên trong tương lai, đồng thời mang lại những kiến thức chuyên sâu về cách sinh vật hoạt động và phát triển.”

Sir Patrick Vallance, cựu cố vấn khoa học của chính phủ Anh và là chủ tịch hội đồng quản trị của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên

Nguồn: