Đảo Sainte Marie hay đảo Nosy Boraha ở Madagascar là một trong những hòn đảo hải tặc nổi tiếng nhất trên thế giới. Đây là một hòn đảo đá hẹp nằm ở ngoài khơi phía Đông bờ biển phía của Madagascar, có thảm thực vật tươi tốt, những bãi biển cát trắng, vịnh cạn và các rạn san hô đã từng là nhà của hơn một ngàn tên cướp biển. (Nguồn Amusing Planet).
Hòn đảo nằm cách không xa các tuyến đường hàng hải, vào thế kỷ 17 và 18 khi mà các con tàu buôn chất đầy các loại gia vị quý hiếm, ngà voi, lụa là, gấm vóc và các sản vật từ vùng Đông Ấn trở về, đảo Sainte Marie thực sự là nơi ở lý tưởng của những tên cướp biển. (Nguồn Amusing Planet).
Sainte Marie cung cấp cho những tên cướp biển một nơi trú ẩn an toàn, giúp chúng có thể cướp bóc một cách dễ dàng. Sainte Marie có nhiều vịnh hút gió, giúp cướp biển bảo vệ được những con tàu khỏi các trận bão. Đặc biệt, các loại trái cây dồi dào và phụ nữ địa phương sẽ thỏa mãn những cơn đói và sự thèm khát xác thịt của cướp biển. (Nguồn Amusing Planet).
Năm 1685, một tử tù khét tiếng có tên là Adam Baldridge đã tới Sainte Marie và thống lĩnh nơi này. Adam Baldridge bị truy nã vì tội giết người, chạy trốn từ Jamaica đến Sainte Marie. Sau khi tới đây, chỉ trong vòng một năm, Baldridge đã thiết lập quyền kiểm soát các tuyến đường thủy nội địa đi vào đảo Sainte Marie và bến cảng. Baldridge chinh phục các bộ lạc địa phương và buộc các trưởng tộc bản địa phải trao đổi gia súc, thực phẩm và phụ nữ. (Nguồn Amusing Planet).
Baldridge lập ra một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ trao đổi tiền và hàng hóa với những tên cướp biển. Baldridge sẽ có được những vật quý hiếm mà những tên cướp biển cướp được và trao đổi lại cho chúng rượu rum, vật tư cơ bản, công cụ và đạn dược. Baldridge cũng cung cấp cho những tên cướp biển nhiều tài nguyên của hòn đảo như các loại trái cây (chuối, dừa, chanh, cam, dứa, khoai lang) và các loại thực phẩm (bò, gà, cá và rùa). (Nguồn Amusing Planet).
Vào thời kỳ hoàng kim của cướp biển, có khoảng một ngàn tên cướp biển sống trên hòn đảo Sainte Marie. Trong đó có cả những nhân vật huyền thoại và tai tiếng như thuyền trưởng William Kidd, Robert Culliford, Olivier Levasseur, Henry Every, Abraham Samuel và Thomas Tew. (Nguồn Amusing Planet).
Mặc dù vậy, Baldridge có mối quan hệ hài hòa với những tên cướp biển hung dữ, khát máu. Không những thế, Baldridge còn tùy ý sống một cuộc sống cực kỳ xa hoa, hắn xây dựng cho mình một biệt thự và pháo đài trên đỉnh đồi, nơi đó cũng chính là nơi ở của dàn hậu cung hùng hậu toàn mỹ nữ trên đảo. (Nguồn Amusing Planet).
Baldridge cũng tham gia vào việc buôn bán nô lệ. Hắn sẽ mua nô lệ trên bờ biển phía Đông cho rẻ và bán họ cho tàu thuyền qua lại hoặc gửi bán ở Mỹ và Tây Ấn. Tuy vậy, Baldridge đã mắc sai lầm khi nhúng tay vào việc bán một số người bản xứ địa phương. Ngay khi thấy hành động của Baldridge, dân đảo đã phát động cuộc nổi loạn và phá hủy lâu đài, nhà kho của Baldridge, buộc hắn ta phải chạy trốn khỏi hòn đảo vào năm 1697. (Nguồn Amusing Planet).
Sau sự ra đi của Baldridge, "thiên đàng của cướp biển" suy thoái nhanh chóng. Số lượng cướp biển cư ngụ trên đảo cũng suy giảm liên tục do chúng không thể có được nguồn cung cấp quan trọng cần thiết để duy trì thành viên trên tàu. Đến năm 1700, thời hoàng kim của cướp biển kết thúc, nhiều hải tặc đầu hàng với điều kiện được hưởng chính sách khoan hồng và định cư ở Madagascar. Họ kết hôn với những cô gái địa phương, xây dựng gia đình và cuối cùng chết trên đảo. Hài cốt của họ được chôn cất tại một nghĩa trang, bây giờ gọi là nghĩa địa của hải tặc tại île aux Forbans, một hòn đảo nhỏ nằm trong một vịnh phía nam Ambodifotatra, thị trấn chính của hòn đảo. (Nguồn Amusing Planet).
Ngày nay, đảo hải tặc Sainte Marie thu hút rất nhiều du khách đến thăm, nơi đây cũng được mệnh danh là thiên đường nhiệt đới. Tại nơi đây bạn sẽ được trải qua cuộc sống yên ả tuyệt vời, có thể lặn, bơi và nhìn ngắm những con cá voi mỗi ngày. Nghĩa trang cướp biển âm trầm bí hiểm cùng với những truyền thuyết về kho báu cũng là một điểm du lịch nổi tiếng của hòn đảo. (Nguồn Amusing Planet).