GS Gurdev Singh Khush, đồng Chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, kể về hợp tác giữa ông và GS Võ Tòng Xuân để cho ra đời những giống lúa năng suất, chất lượng, và phù hợp với thổ nhưỡng đồng bằng sông Cửu Long.

PV: Ông và GS Võ Tòng Xuân đã hợp tác với nhau như thế nào trước đây để phát triển và phổ biến các giống lúa mới - công trình giúp cả hai giành giải thưởng VinFuture 2023?

GS. Gurdev Singh Khush: Ngày đó, tôi đang công tác tại Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế [IRRI] ở Philippines, TS. Xuân đang công tác tại Đại học Cần Thơ. Vì vậy, chúng tôi đã hợp tác và chia sẻ hạt giống của các giống mới. Ông ấy sẽ thử nghiệm các loại giống và tìm ra những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam và sau đó sẽ cho chúng tôi biết họ cần những đặc điểm nào khác ở giống để chúng tôi có thể cải thiện hơn nữa.

GS. Gurdev Singh Khush
GS. Gurdev Singh Khush sinh năm 1935 tại Ấn Độ. Nguồn: theagrotechdaily.com

Một lĩnh vực mà chúng tôi đã làm việc cùng nhau là phát triển các giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh, cụ thể là rầy nâu. Thời điểm đó, đã có nhiều đợt rầy nâu phá hoại và chúng tấn công cây lúa, khiến hàng triệu ha lúa bị phá hủy, gây ra tình trạng thiếu lương thực. Vì thế chúng tôi phát triển giống có khả năng kháng sâu bệnh gửi TS. Xuân. Ông Xuân đã khảo nghiệm ở nhiều tỉnh. Số lượng rầy nâu giảm đáng kể vào năm thứ hai, và vào năm thứ hai, sản lượng gạo tăng lên rất cao. Vì vậy, sản xuất lúa gạo đã tăng trở lại. Đây là sự hợp tác rất tốt và chúng tôi còn có sự hợp tác tương tự trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, tăng năng suất và tăng chất lượng hạt để các giống lúa ngon miệng hơn.

Đôi khi bạn cần những giống phát triển nhanh hơn trong thời gian ngắn hơn. Thông thường các giống lúa mất 130-140 ngày để trưởng thành, nhưng chúng tôi đã phát triển các giống chín hoặc trưởng thành trong 115 ngày. Bằng cách trồng hai vụ trên cùng một mảnh đất, bạn có thể tăng gấp đôi sản lượng. Đây là một số lĩnh vực quan trọng mà chúng tôi đã hợp tác.

PV: Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực được ông nhắc đến là khu vực cần đưa vào trọng điểm sản xuất lúa gạo đối với Việt Nam, vậy ông đánh giá như thế nào khi mà đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu với những vấn đề như là xâm nhập mặn, sạt lở hay sắp tới sẽ là nước biển dâng. Vậy đối mặt với những vấn đề đó thì một vựa lúa như đồng bằng sông Cửu Long cần phải làm gì?

GS. Gurdev Singh Khush: Đối với đồng bằng sông Cửu Long, tôi nghĩ chúng ta cần có một giống lúa có sức chống chịu tốt hơn với môi trường. Cụ thể sức chống chịu ở đây là giống lúa này phải có khả năng kháng cự được xâm nhập mặn, bởi vì khi bão lũ xảy ra, nước biển sẽ trộn lẫn với nước ngọt dùng để tưới tiêu cho lúa gạo, như vậy sẽ làm giảm chất lượng cũng như sản lượng của lúa gạo. Thế nên giống lúa trong tương lai là giống lúa có thể thích ứng được với tình hình của đồng bằng sông Cửu Long cần phải có mức độ chống chịu với xâm nhập mặn.

PV: Giáo sư có thời gian gắn bó Việt Nam từ rất lâu rồi. Giáo sư đến Việt Nam từ cuối những năm 1960 và đến bây giờ Giáo sư lại nhận một giải thưởng do người Việt Nam sáng lập. Giáo sư cảm thấy như thế nào và trong tương lai, mặc dù tuổi đã cao rồi, Giáo sư có ý định quay lại Việt Nam để làm việc thêm với những người bạn Việt Nam về những giống lúa cho Việt Nam không?

GS. Gurdev Singh Khush: Đầu tiên về cảm xúc, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và biết ơn khi Chính phủ Việt Nam và Quỹ VinFuture đã trao cho tôi giải thưởng này. Cảm xúc đầu tiên của tôi là vô cùng hạnh phúc và biết ơn, bởi vì tôi đã dành 40 năm để làm việc với các nhà khoa học và những nhà lãnh đạo của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển lúa gạo. Và nhờ sự kết hợp này, khi tôi nhận được giải thưởng, cảm xúc biết ơn là rất nhiều.

GS. Gurdev Singh Khush: Ngày đó, tôi đang công tác tại Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế [IRRI] ở Philippines, TS. Xuân đang công tác tại Đại học Cần Thơ. Vì vậy, chúng tôi đã hợp tác và chia sẻ hạt giống của các giống mới. Ông ấy sẽ thử nghiệm các loại giống và tìm ra những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam và sau đó sẽ cho chúng tôi biết họ cần những đặc điểm nào khác ở giống để chúng tôi có thể cải thiện hơn nữa.
GS. Gurdev Singh Khush (Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, Philippines và Đại học California, Davis, Mỹ) trả lời phỏng vấn của báo chí bên lề chương trình "Giao lưu cùng Chủ nhân Giải thưởng VinFuture" tại ĐH VinUni sáng 21/12. Nguồn: BTC

Còn về các kế hoạch trong tương lai, chắc chắn tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam và những nhà lãnh đạo của Việt Nam, mỗi khi các bạn cần tôi hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực phát triển lúa gạo, tôi luôn sẵn sàng cung cấp sự trợ giúp để có thể phát triển lĩnh vực này sâu sắc hơn tại Việt Nam.

PV: Giáo sư cùng với GS Võ Tòng Xuân nhận giải thưởng lớn của VinFuture, trị giá 500.000 USD, trong thời gian tới, các Giáo sư sẽ sử dụng số tiền thưởng này vào mục đích gì, Giáo sư có thể bật mí được không?

GS. Gurdev Singh Khush: Tôi và GS Võ Tòng Xuân đều muốn sử dụng số tiền này để đầu tư vào việc phát triển những giống lúa mới, những giống lúa tiềm năng trong tương lai. Ngoài ra, tôi cũng muốn sử dụng số tiền này để có thể hỗ trợ cho chương trình đào tạo, phát triển năng lực nông nghiệp cũng như khoa học về lúa gạo tại Ấn Độ. Ví dụ, thông qua hình thức trao học bổng cho những học sinh đã tốt nghiệp cấp 3 và có đam mê, muốn học thêm về lĩnh vực này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đầu tư số tiền này vào việc phát triển những giống lúa mới phù hợp hơn với môi trường và biến đổi khí hậu. Nhìn chung, chúng tôi muốn sử dụng số tiền này với mục đích tốt bởi vì Giải thưởng VinFuture hướng đến sự phát triển của nhân loại, tương lai của nhân loại thế nên chúng tôi rất muốn dùng số tiền này để phát triển tương lai của ngành khoa học lúa gạo nói chung.