Tinh hoàn của bạch tuộc nằm trên đầu của nó, hoàng hôn trên sao Hỏa có màu xanh hay 50% dân số Iceland tin có yêu tinh sinh sống trên Trái Đất… là những kiến thức thú vị có trong chùm ảnh “độc, lạ” hôm nay.

Cho đến nay, người dân ở Reykjavik, Iceland vẫn tin rằng, xung quanh mình luôn có những con yêu tinh, người lùn hay cô tiên có cánh sinh sống.

Vào ngày 15/4/2015, tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại được cảnh tượng Mặt Trời lặn trên sao Hỏa trong cơn bão bụi. Hình ảnh này cho thấy, hoàng hôn trên hành tinh đỏ chủ yếu có màu xanh và màu xám phía trên đường chân trời. Theo chuyên gia Mark Lemmon - người lập kế hoạch khảo sát cho Curiosity, nguyên nhân khiến hoàng hôn trên sao Hỏa có màu xanh là do những hạt bụi trong bầu khí quyển.

Giống như vân tay của con người, những vằn vện trên thân loài hổ luôn mang những nét đặc trưng riêng và không có hai con hổ nào có các vằn giống nhau.

Vào năm 1787, ông Levi Hutchins đã chế tạo ra một thiết bị báo thức và đây chính là chiếc động hồ đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, nó chỉ cất chuông vào lúc 4 giờ sáng để đánh thức ông Hutchins dậy đi làm.

Cơ quan sinh sản của bạch tuộc đực nằm trên đầu của nó. Trong điều kiện bình thường, nó nhỏ bé tới mức khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thế nhưng, đến khi giao phối, bộ phận này sẽ nới rộng ra và có hình dạng như một cái quạt nan trước khi bọc tinh trùng đưa vào cơ thể con cái.

Với việc sở hữu quả tim có thể dài tới 1,5m và nặng hơn 180kg, nên không khó để hiểu được vì sao những tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể cá voi xanh lại rộng đến như vậy.