Cả thế giới đều biết đến chiếc máy bay đầu tiên do anh em nhà Wright chế tạo. Nhưng ít ai biết rằng, trước Wright 25 năm, một thiết bị bay lai giữa khinh khí cầu và máy bay đã ra đời.

Meilan Solly / Images via Wikimedia Commons
Meilan Solly / Images via Wikimedia Commons

Vào ngày 12/6/1878, một đám đông, ước tính có thể lên tới hàng ngàn người, đã tụ tập tại một sân bóng chày ở Hartford, Connecticut. Mỗi khán giả phải trả 15 cent để có cơ hội chứng kiến khoảnh khắc lịch sử. Máy bay của Charles F. Ritchel phát ra âm thanh giống như tiếng cưa máy khi “phi công” phải quay cánh quạt bằng tay.

Chiếc máy bay - nếu người ta thực sự có thể gọi nó như vậy – mới chỉ gồm một tập hợp các bộ phận cơ khí khác nhau, gồm một khối hình trụ bằng vải canvas dài 25 foot, rộng 12 foot chứa đầy hydro và được buộc vào một cái thanh. Thiết bị kỳ lạ này treo một khung bằng thép mà tờ Philadelphia Times ví như “bộ khung của một chiếc thuyền”. “Phi công” ngồi trên khung này như thể ngồi trên một chiếc xe đạp, điều khiển máy bay bằng bàn đạp chân và tay quay để quay một cánh quạt bốn cánh.

Sau này Ritchel kể lại: “Khi tôi chế tạo chiếc máy này, mọi người đã cười nhạo tôi rất nhiều”. “Nhưng họ cũng đã cười nhạo như thế trong truyền thuyết về tàu Noah.”

Ritchel vốn là người phát minh ra những sáng tạo lập dị, kỳ lạ có lẽ không quan tâm nhiều đến những đánh giá cười nhạo đó. Được cho là bạn của cả “ông tổ nghề xiếc” P.T. Barnum và nhà phát minh Thomas Edison, Ritchel, ông có nhiều thiết kế, từ búp bê biết nói, mô hình xe lửa và các đồ chơi khác cho đến các vật dụng hiệu quả hơn cho đời sống như thiết bị diệt muỗi, gián, hay những thứ kỳ quặc như một chiếc thắt lưng kiểu James Bond mà các sát thủ có thể sử dụng để tiêm thuốc độc vào mục tiêu và hay quả bom khí để sử dụng trong chiến tranh trên bộ hoặc trên biển…

Tuy nhiên, chưa bao giờ trong sự nghiệp của ông, sự pha trộn kỳ lạ giữa sáng chế của thiên tài và sự kỳ quặc lại hội tụ đầy đủ như ngày trình diễn chiếc máy bay lai đó. Vì khả năng cân bằng trọng lượng của thiết bị bay đơn sơ này còn yếu nên Ritchel quá nặng để lái thiết bị bay này. Vì thế Ritchel phải thuê phi công Mark W. Quinlan, chỉ nặng 96 pound (khoảng hơn 40kg). Dù rất ít thông tin về người “phi công” đầu tiên này nhưng cũng có ghi chép rất rõ ràng về một điều: Quinlan rất, rất dũng cảm. Vì một khi chiếc máy bay đã bay trên không, liệu có thể được kiểm soát được nó hay không?

Dù chỉ sau chuyến bay này của Quinlan 25 năm, vào năm 1903, khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay nổi tiếng, trên chiếc máy bay thực sự đầu tiên nhưng đến cuối thế kỷ 19, lịch sử một trăm năm bay bằng khi khí cầu vẫn phụ thuộc vào các cơn gió. Không dễ dàng quay trở lại vị trí họ cất cánh, đó là lý do tại sao ngay cả ngày nay, khi khinh khí cầu bay thì vẫn có các đội theo dõi họ trên mặt đất. Đến cuối thế kỷ 19, không có chiếc khinh khí cầu thô sơ nào có thể thực sự đi ngược gió hoặc bay có kiểm soát, cất cánh và hạ cánh ở cùng một địa điểm.

Vào năm 1878, Ritchel không hề biết có ai đã cất cánh thành công trên một chiếc khinh khí cầu và hạ cánh tại cùng một vị trí và hy vọng có thể làm được điều đó. Một tháng trước đó, Ritchel đã thể nghiệm bay khinh khí cầu trong nhà tại Phòng triển lãm chính Philadelphia… nhưng trong nhà không có gió. Còn khi chiếc máy bay lai khinh khí cầu bay lên thì lại bay ngoài trời đầy gió.

Sau khi bay lên không trung, Quinlan đã lái được chiếc máy bay thô sơ ấy qua sông Connecticut. Những khán giả bên dưới tưởng rằng Quinlan đã kiểm soát được thiết bị bay. Nhưng khi đang bay, gió nổi mạnh lên, gần như có một cơn bão đang nổi lên.

Để tránh gặp thời tiết xấu và đối mặt với thảm họa, Quinlan đã điều khiển thiết bị bay quay trở lại sân, “vượt đầu gió bay thẳng đến sân bóng, rồi hạ cánh trong vòng vài phút”, tờ New York Sun đưa tin hồi ấy. Hành động này đã được ca ngợi rộng rãi như một cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành hàng không. Hình minh họa chiếc máy bay có vẻ ngoài ấn tượng đã được đăng trên trang bìa của tạp chí Harper’s Weekly.

Nhưng trong những năm và thập kỷ sau đó, thành tựu ấn tượng và kỳ lạ này hầu như bị lãng quên, ngoại trừ một nhóm các nhà sử học hàng không. Trên Wikipedia, người ta nói rằng La France của quân đội Pháp là “chuyến bay khứ hồi” đầu tiên trên khinh khí cầu. Nhưng sự kiện này diễn ra sáu năm sau cuộc trình diễn của Ritchel. Tại sao một chuyến bay ấn tượng vào thời đó lại bị lãng quên?

Tom Crouch, người quản lý tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Smithsonian, cho biết, có thể thiết bị bay của Ritchel là chiếc đầu tiên hoàn thành chuyến bay khứ hồi có thể điều khiển được. Nhưng những chiếc máy bay khác về sau có lẽ đã đạt được thành tích tương tự trong điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, mặc dù thiết bị bay của Ritchel đúng là có bay lên thật nhưng động cơ quay bằng tay trên chiếc máy bay thô sơ ấy không phải là thiết bị mở đường mà về sau người ta có thể cải tiến.

Dan Grossman, một nhà sử học hàng không tại Đại học Washington, chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng cho thấy bất kỳ nhà chế tạo nào sau này chế tạo và điều khiển tiên tiến hơn đều bị ảnh hưởng bởi Ritchel.

Grossman nói: “Có rất nhiều điều đầu tiên trong lịch sử đã bị lãng quên vì chúng không bao giờ dẫn đến điều thứ hai”.

Một ngày sau chuyến bay công cộng ngoài trời thành công đầu tiên ở Hartford, Quinlan và Ritchel lại thử sức ở sân bóng đó. Lần này, thời tiết kém hợp tác hơn, gió giật mạnh. Tuy nhiên, cặp đôi vẫn kiên trì nỗ lực. Tờ Sun đưa tin: “Little Quinlan, ngay cả khi chỉ nặng 96 pound, vẫn có đủ tự tin và can đảm để vượt qua cơn gió mạnh”.

Anh bay lên được khoảng 200 feet, nhưng lần này gió cuốn mạnh hơn. Chật vật với cơn gió, rồi biến mất khỏi tầm mắt những người xem, cuối cùng, Quinlan đã đưa hạ cánh ở cách điểm bay đầu tiên… 5 dặm. Nhà phát minh và phi công của ông không hề nản lòng, sau đó còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm công cộng, có cả thành công và thất bại, bao gồm cả một sự cố khiến Quinlan suýt phải trả giá bằng mạng sống.

Trong một cuộc triển lãm ở Boston, chiếc máy gặp trục trặc và tiếp tục bay lên, bay cao đến độ cao mà tờ Boston Globe ước tính là 2.000 feet. Quinlan không thể làm cho cánh quạt hoạt động và con tàu tiếp tục bay lên, đạt tới độ cao 3.000 feet. Sợ hãi nhưng suy nghĩ nhanh chóng, Quinlan buộc cổ tay và mắt cá chân của mình vào chiếc máy rồi lao ra khỏi ghế để sửa cánh quạt, bằng một con dao anh tình cờ mang theo trong túi.

Việc sửa chữa táo bạo giữa không trung đã có kết quả và chiếc máy bay dần dần hạ xuống. Quinlan hạ cánh ở Massachusetts, cách điểm đến ban đầu 44 dặm, sau chuyến bay kéo dài 1 giờ 20 phút. Theo Grossman, phương pháp sử dụng sức người mà Ritchel cố gắng sử dụng đã thất bại ngay từ đầu. Khi không có động cơ đốt trong như các thử nghiệm sau này, đúng là đã không có chuyến bay thực sự nào.

Dù vậy, Ritchel vẫn có ảnh hưởng theo cách riêng của mình. Ông vẫn là một trong những người đầu tiên thực sự nghĩ ra khái niệm về một chiếc khinh khí cầu kết hợp với “khoang tàu” thô sơ điều khiển, dành cho một người. Sau Ritchel, những nhà phát minh táo bạo khác cũng đã tung ra những chiếc khí cầu chạy bằng bàn đạp tương tự. Và không bao lâu sau đó, thành tích của các phi hành gia mới đã vượt xa Ritchel, trong số đó có chuyến bay vòng quanh Tháp Eiffel của Alberto Santos-Dumont vào năm 1901.

Dù sao, cỗ máy bay thô sơ của Ritchel là một mô hình thu nhỏ của lịch sử lớn hơn của những chiếc khinh khí cầu hấp dẫn, vui nhộn và là nguồn cảm hứng cho những cuốn tiểu thuyết… nhưng cuối cùng bị lu mờ bởi công nghệ tiên tiến hơn.

Nguồn bài và ảnh: smithsonianmag.com