Tiết Xuân bao giờ cũng đem đến con người nhiều cảm xúc mới mẻ. Và, những điều mới mẻ như “làn gió Xuân” sẽ thổi mát hồn người, cuốn đi cái cũ kỹ, trì trệ, lạc hậu, để tư duy được rộng mở hơn.

Một vườn hồng vừa “độc” lại vừa “dị” bậc nhất Làng hoa Sa Đéc. Đó là vườn hồng của anh Tư Thắng  - một người nông dân Nam Bộ. Vì trên diện tích hơn 6.000m2, anh Thắng chỉ trồng toàn loại hồng “bô lão”. Cây có tuổi đời nhỏ nhất cũng tầm 3 năm tuổi, có cây lên đến gần 40 tuổi. Với gần 70 giống hồng được tuyển chọn từ các loại hồng “độc” trong và ngoài nước, vì vậy, hồng ở đây không chỉ đa dạng về sắc mà phần lớn lại có mùi thơm rất quyến rũ.
Một vườn hồng vừa “độc” lại vừa “dị” bậc nhất Làng hoa Sa Đéc. Đó là vườn hồng của anh Tư Thắng - một người nông dân Nam Bộ. Vì trên diện tích hơn 6.000m2, anh Thắng chỉ trồng toàn loại hồng “bô lão”. Cây có tuổi đời nhỏ nhất cũng tầm 3 năm tuổi, có cây lên đến gần 40 tuổi. Với gần 70 giống hồng được tuyển chọn từ các loại hồng “độc” trong và ngoài nước, vì vậy, hồng ở đây không chỉ đa dạng về sắc mà phần lớn lại có mùi thơm rất quyến rũ.

Có người tổng kết rằng, ngày nay, “cái mới diễn ra nhanh đến mức độ cái mới chưa kịp định hình thì đã có cái mới hơn xuất hiện thay thế”! Sự thay đổi của công nghệ đã minh chứng rõ điều đó. Sự thay đổi của xã hội đã minh chứng cho điều đó. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã minh chứng cho điều đó.

Trong cuộc sống, ai mà chẳng mong muốn mọi việc hoàn hảo và ngay cả chính mình cũng luôn mong muốn được hoàn hảo. Nhưng sự hoàn hảo chắc chắn là không bao giờ có mà chỉ có thể tiệm cận chứ không bao giờ đạt tới. Nó cũng giống như dấu vô cực trong toán học để chỉ một điểm xa tít mù không bao giờ tìm đến được vậy. Một nhà tư tưởng Nhật còn đưa ra triết lý: “Đừng cố tìm sự hoàn hảo”. Một danh nhân khác thì cho rằng: “Sự hoàn hảo chỉ tồn tại trong tim bạn, nó không tồn tại ngoài đời thực”. Đứng trước sự “chưa hoàn hảo”, có người dòm ngó, chỉ trích, nhưng ngược lại, có người suy nghĩ làm sao cho nó “hoàn hảo hơn”. Suy nghĩ của người mang trong mình cảm xúc tiêu cực khác với cảm xúc tích cực. Hành động của người bi quan khác với người lạc quan là vậy.

Do không bao giờ “hoàn hảo” nên mới có những từ “phải chi”, “ước gì”. Những gì ngày hôm trước chưa “ưng bụng” thì người ta thường thốt lên “phải chi”, còn nếu mong muốn ngày mai tốt đẹp hơn thì người ta sẽ “ước gì”, ước gì sẽ có, sẽ hoàn hảo hơn, hoàn thiện hơn, tối ưu hơn... Năm ngàn năm lịch sử tiến hóa của loài người đã vậy và ngàn năm sau chắc chắn vẫn cũng sẽ là vậy. Có thể chỉ khác nhau là tốc độ tiệm cận từng bước đến sự hoàn hảo ngày càng nhanh hơn, nhất là trong tương lai do trí tuệ con người đã tạo ra những công nghệ đột phá hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với biểu tượng “Thiên nga đen”, với tư duy “không gì là không thể”, đang làm bệ phóng cho những ý tưởng đổi mới sáng tạo, cho ý tưởng khởi nghiệp khắp nơi trên hành tinh này.

Muốn sáng tạo thì cần phải biết phát hiện vấn đề gì đó còn chưa hoàn hảo, hoàn mỹ, hoàn thiện. Ngược lại, nếu không phát hiện ra vấn đề sẽ không thể sáng tạo. Đúng như một doanh nhân đã tổng kết: “Khi không thấy vấn đề, đó chính là vấn đề lớn nhất rồi đó”. Như vậy, nếu tự bằng lòng cái đang có sẽ không thấy cần phải đổi mới, nếu luôn hài lòng với cái khuôn đúc sẽ không có sáng tạo. Vậy mà, dường như đây đó trong nhiều người đã tự bằng lòng với cái đang có, vẫn hài lòng đóng khung mình theo cái khuôn đúc sẵn. Và như vậy, ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua, ngày mai cũng giống như ngày hôm nay, mọi suy nghĩ đều bị “đóng đinh” trong đầu, mọi hành động đều bị cái khuôn bó hẹp lại. Ngược lại, nếu có khát vọng phải làm sao mỗi ngày một tốt hơn thì sẽ luôn tìm tòi cái mới hơn, hay hơn, hiệu quả hơn. Hãy nhìn vào những ý tưởng mới sẽ thấy vô vàn trí tuệ của con người, và có lẽ con người đã được tạo hóa ban cho một ân huệ là luôn còn đó những vấn đề cần đến ý tưởng sáng tạo.


Trong thời đại mà con người tạo ra nhiều con rô-bốt để làm thay con người ở một số công việc thì con người cũng đừng tự biến mình thành con rô-bốt, đừng chỉ biết làm theo những gì người khác lập trình sẵn mà không biết sáng tạo. Ngày nay, đôi khi người ta thành công nhờ vào “tư duy ngược”, với nhiều góc nhìn khác nhau cho một vấn đề nào đó.


Trong cuộc sống cũng vậy mà trong công việc cũng vậy, sẽ là đơn điệu, là nhàm chán nếu như ngày nào cũng như ngày nào. Hiệu suất làm việc sẽ thấp, năng suất lao động sẽ không cao nếu mọi việc rơi vào trạng thái tự bằng lòng với chính mình. Tự bằng lòng là “kẻ sát nhân” của đổi mới sáng tạo, làm cuộc sống trở nên nghèo nàn ý tưởng, làm chậm sự phát triển của xã hội. Trong khi đó, sáng tạo sẽ làm cho cuộc sống tràn ngập năng lượng, con người tràn đầy hạnh phúc, xã hội luôn tiến lên phía trước. Khi đó, mỗi người sẽ có ý thức luôn vươn lên phía trên, vượt lên phía trước, để thấy cuộc sống, công việc còn cần quá nhiều ý tưởng mới. Thái độ quan trọng hơn trình độ là vì vậy. Thay đổi thái độ sẽ thay đổi cuộc sống mỗi người và nói rộng ra là cả đất nước. Trong thời đại mà con người tạo ra nhiều con rô-bốt để làm thay con người ở một số công việc thì con người cũng đừng tự biến mình thành con rô-bốt, đừng chỉ biết làm theo những gì người khác lập trình sẵn mà không biết sáng tạo. Ngày nay, đôi khi người ta thành công nhờ vào “tư duy ngược”, với nhiều góc nhìn khác nhau cho một vấn đề nào đó.

Muốn có sáng tạo, cần đến một không gian, một hệ sinh thái để làm bệ đỡ, làm chỗ dựa. Con đường để hoàn hảo dần, hoàn thiện hơn không bao giờ là bằng phẳng. Có thể có những vấp váp, có thể có những hoài nghi, do dự. Cũng là lẽ thường tình thôi, sáng tạo có thể chưa đem đến kết quả rõ ràng, ngay lập tức, có khi mất thời gian dài mới thấy hết các giá trị. Vậy, người lãnh đạo phải biết kích hoạt và cổ vũ những ý tưởng sáng tạo dù là còn mới mẻ, còn nhỏ nhoi, còn bước đầu. Trong bất kỳ con người nào đều luôn tiềm ẩn những ý thức sao cho công việc tốt hơn, cuộc sống tốt hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Khi ấy, chỉ cần người lãnh đạo và môi trường chung quanh khơi gợi, nung nấu, kích hoạt thì ngay lập tức bùng lên những ý tưởng sáng tạo.

Ngày nay, thước đo cho sự thịnh vượng của một quốc gia không chỉ còn nằm ở đôi bàn tay chai sạm, mà nằm trong cái đầu thông minh đầy sáng tạo. “Cần cù” không thể bù “thông minh”, trong thời đại mà mọi lĩnh vực đều gắn thêm tính từ “thông minh”: kinh tế thông minh, xã hội thông minh, đô thị thông minh, văn phòng thông minh, nông nghiệp thông minh, làng thông minh... Sáng tạo liên tục, sáng tạo không ngừng như những dòng thác tuôn trào. Trong dòng người tiến lên trên hành trình đến thành công, ai đứng lại, thậm chí là “chậm chân” một chút thôi là tự mình chấp nhận bị bỏ lại phía sau rồi.

Người thành công là người luôn tìm ra giải pháp còn người thất bại thì luôn tìm cách biện minh. Người sáng tạo khác với người bị đúc khuôn đôi khi cũng như vậy.