Các nhà khoa học vừa tiến gần hơn một bước đến viễn cảnh tạo ra những cỗ máy sống, hay chí ít là có thể mô phỏng sinh vật sống.
Một nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm kỹ thuật sinh học (bioengineering lab) của Đại học Cornell đã sử dụng các DNA tổng hợp, cho chúng liên tục, tự động tổ chức, hợp nhất và tái cấu trúc theo một tiến trình tương tự như cách mà các tế bào lẫn mô sinh học phát triển; và gọi đó là “trao đổi chất nhân tạo” - kết quả được công bố tuần trước trên Tạp chí Science Robotics.
Rõ ràng, các nhà khoa học đang muốn nhảy múa cùng ý tưởng tạo ra những cỗ máy giống như sinh vật thật. Mặc dù tránh tuyên bố thẳng rằng loại vật liệu sinh học chuyển hóa trên có sống thể được hay không, nhưng nghiên cứu đã bắt đầu bằng cách liệt kê các đặc điểm của sự sống mà nó biểu hiện, đó là khả năng tự hợp nhất, tổ chức và trao đổi chất.
Dan Lui, kỹ sư sinh học tại Cornell, phát biểu trong thông cáo báo chí do trường tổ chức: “Chúng tôi đang muốn giới thiệu một mẫu concept vật liệu sinh học hoàn toàn mới – được cấp năng lượng nhờ sự trao đổi chất nhân tạo của chính nó”. Chúng tôi không khẳng định thứ mình tạo ra sẽ sống, nhưng đó thực sự là những vật liệu giống sự sống hơn bao giờ hết.
Loại vật liệu sinh học mới sẽ mô phỏng chu kỳ trao đổi chất không ngừng của cơ thể sinh vật, nhằm lấy năng lượng và thay thế các tế bào cũ đã chết. Khi được đặt trong một môi trường giàu chất dinh dưỡng, nó sẽ phát triển theo hướng trở thành vật liệu thô và cần ăn để tiếp tục phát triển – không giống với cách tiến hóa của nơ-ron thần kinh não theo hướng trở thành các phân tử với chức năng cụ thể. Ngoài ra, phần đuôi của nó cũng sẽ chết đi và phân rã, dẫn tới sự xuất hiện của một loại nấm nhầy – không ngừng tăng trưởng và di chuyển ra xung quanh về phía thức ăn.
Trong khi các bio-blob (vật chất sinh học) này không còn sống nữa, nó dường như vẫn tiếp tục di chuyển và phát triển như sinh vật sống. Điều này cho thấy các nhà khoa học đang dần làm mờ đi ranh giới giữa sự sống với những cỗ máy.
Nguồn:
Nhật Phạm (theo Hackaday)