Sau hàng loạt các vụ khủng bố, tấn công liên tiếp xảy ra gần đây tại những nước ở châu Âu và Mỹ. Những ông lớn trong ngành công nghệ và các trang mạng xã hội đã bắt đầu có những hành động để ngăn chặn vụ việc tương tự có thể xảy ra.
Google, Facebook đã bắt đầu có những hành động để ngăn chặn các phần tử khủng bố, những người ủng hộ chủ nghĩa cực đoan sử dụng ứng dụng của mình. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và loại bỏ những nội dung truyền bá tư tưởng cực đoan, kích động người dân.
Giờ đây, Twitter cũng đã được nâng cấp để có thể xác định các đối tượng có khả năng phạm tội. Trong một số trường hợp, các trang mạng xã hội có khả năng xác định những mối đe dọa tiềm ẩn nhanh hơn đáng kể so với cảnh sát. Tuy nhiên việc này cũng khiến nhiều người lo lắng về những dữ liệu riêng tư cá nhân có thể bị lộ.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cardiff (Vương quốc Anh) đã tiến hành tìm hiểu và cho biết Twitter có thể được sử dụng để phát hiện các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn nhanh hơn 1 tiếng so với cảnh sát.
Chẳng hạn như người dùng Twitter có thể phát hiện một cuộc bạo động sắp diễn ra thông qua hình ảnh, những dòng tweet của bạn bè và thông báo cho cơ quan chức năng ngay trước khi cảnh sát biết được thông tin.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhữngthuật toán học máy để phân tích hơn 1,6 triệu bài báo về các cuộc bạo loạn London năm 2011. Sử dụng các dữ liệu dễ tiếp cận như vị trí địa lý, thời gian, tần số của các bài tweet chứa những từ tương tự và nội dung của các tweet.
Kết quả cho thấy người dùngTwittercó thểnhận được thông tinvề các sự cố chẳng hạn như một vụ cháy xe hơi nhanh hơn nhiều so với chính quyền địa phương.
Tiến sĩ Pete Burnap, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội trực tuyến đang trở thành nơi để mọi người cập nhật những sự kiện diễn ra hằng ngày bao gồm rối loạn xã hội, khủng bố, …”
Mặc dù Twitter có thể phát hiện nhanh hầu hết các trường hợp phạm tội, tuy nhiên ở một vài khía cạnh nó vẫn chậm hơn so với thông tin của cảnh sát. Tiến sĩ Burnap nhấn mạnh rằng các nghiên cứu chỉ tổng hợp dữ liệu tổng quát và không bao giờ xâm phạm sự riêng tư của bất kỳ một cá nhân nào. Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền riêng tư vẫn lo sợ rằng các công nghệ tương tự có thể sẽ trở thành công cụ để cảnh sát theo dõi người dân.
Trước đây, công cụ giám sát mạng xã hội của công ty Geofeedia đã từng bịACLU (Liên đoànTự do dân sự Mỹ) báo cáo rằng công cụnày đang được cảnh sát sử dụng để theo dõi các nhà hoạt động và người dân.
Tiến sĩ Burnap nói: "Những người tạo ra các ứng dụng, nền tảng này phải có tuyệt đối tôn trọng người dùng để tránh những hành vi vi phạm quyền riêng tư”.