Vượt Mazda CX-5
Trong bối cảnh thị trường ô tô Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do tâm lý chờ xe giá rẻ vào năm 2018, Nissan X-Trail gây sốc khi vươn lên dẫn đầu phân khúc crossover hạng trung tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 3 vừa qua, Nissan X-Trail bất ngờ bán ra tới 591 xe, mức doanh số kỷ lục kể từ khi xe được bán ra thị trường từ đầu tháng 10 năm ngoái.
>> Xem thêm: XE
“HOT” NHẤT TUẦN: Loạt ôtô khuyến mãi “khủng”, giá xe SH 150i nhập khẩu từ Việt
Nam sang Indonesia
Không những vậy, mức doanh số gần 600 xe này đã giúp Nissan X-Trail làm được điều mà Honda CR-V loay hoay mấy năm trở lại đây chưa làm được – vượt qua đối thủ nặng ký nhất Mazda CX-5. Cụ thể, dù chênh lệch doanh số chỉ vẻn vẹn 24 xe trong tháng 3 vừa qua nhưng cũng đủ giúp X-Trail vượt qua Mazda CX-5 để trở thành mẫu crossover hạng trung bán chạy nhất tháng 3/2017 tại Việt Nam.
>> Xem thêm: Cận
cảnh Lexus NX 2018 vừa trình làng
Cho dù doanh số bán xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ cung – cầu, giá xe, chiến lược của nhà sản xuất, phân phối…và thực tế doanh số cộng dồn 3 tháng vẫn xếp thứ hai sau Mazda CX-5, nhưng rõ ràng Nissan X-Trail đang nổi lên cạnh tranh vị trí số 1 trong phân khúc ngay trong năm 2017 này. Sức mạnh từ nội tại sản phẩm, chiến lược phát triển quy mô lớn của Nissan Việt Nam cùng thực tiễn đứng nhất nhì thế giới được cho là những nền tảng vững chắc sẽ giúp X-Trail có những bước tiến xa trong tương lai tại Việt Nam.
|
Lái chất và an toàn hơn
Đó là cảm nhận của chúng tôi sau khi được cầm lái X-Trail qua nhiều ngày, trải nghiệm nhiều cung đường khác nhau từ đô thị, cao tốc và những địa hình khó của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sở hữu các khối động cơ phun xăng trực tiếp 2.0L và 2.5L với trục cam đôi, van biến thiên toàn thời gian kép Twin CVTC và hộp số vô cấp Xtronic-CVT mới với 7 cấp số ảo, giúp xe có để đáp ứng yêu cầu vận hành ở đa số các địa hình. Bản động cơ 2.0L có công suất cực đại 142 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô men xoắn 200 Nm tại 4.400 vòng/phút; trong khi 2.5L tương ứng là 169 mã lực tại 6.000 vòng/phút, 233 Nm tại 4.000 vòng/phút.
Tuy vậy, sức mạnh và khả năng tăng tốc không phải là thế mạnh, thậm chí phiên bản 2.0L khi đủ tải cần phải ‘nuôi’ đà tốt để vượt qua những đoạn dốc không quá cao. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là chiếc crossover đa dụng cho gia đình chứ không phải là một chiếc xe thể thao thuần túy.
Thế mạnh thực sự của X-Trail có lẽ nằm ở hệ thống kiểm soát khung gầm chủ động (ACC) được ví như đặc sản của mẫu crossover hạng trung mang thương hiệu Nhật Bản. Hệ thống này là tổng hợp của 3 hệ thống nhỏ hơn, gồm hệ thống kiểm soát phanh động cơ chủ động (AEB), hệ thống kiểm soát lái chủ động (ARC) và hệ thống kiểm soát vào cua chủ động (ATC).
|
Mỗi khi nhận thấy xe giảm tốc trong các trường hợp vào cua hoặc chuẩn bị dừng xe, hệ thống AEB sử dụng hộp số Xtronic-CVT để kích hoạt chế độ phanh động cơ, tương tự việc chuyển sang gài số thấp ở hệ thống truyền động thông thường. Đây là tính năng được trang bị lần đầu trên thế giới, giúp người cầm lái giảm tốc, vào cua mượt mà, dễ dàng và tự tin.
Trong khi đó, hệ thống ARC cũng là tính năng được trang bị lần đầu trên thế giới. Hệ thống này sẽ chủ động sinh lực phanh và điều chỉnh mô men xoắn tương ứng với mức độ gồ ghề của mặt đường, giúp cho xe vượt qua những đoạn đường không bằng phẳng một cách nhẹ nhàng, êm ái hơn đáng kể.
Đặc biệt, hệ thống ATC lần đầu được trang bị trên xe X-Trail, giúp cải tiến việc kiểm soát lái khi vào cua thông qua tác động lực phanh độc lập trên từng bánh xe tương ứng. Nhờ đó, việc đánh lái chuyển hướng hay vào của của lái xe an toàn và đơn giản.
Cả 3 hệ thống này bổ trợ nhau, tập trung xử lý mượt mà các tình huống có thể gây nguy hiểm như đánh lái chuyển hướng, vào cua…Trong điều kiện thử nghiệm, sự khác biệt của X-Trail rất rõ khi bạn vào cua ngay cả ở tốc độ 50-60 km/h. Tương tự, ưu việt này cũng thể hiện rõ khi xe chạy zíc-zắc. Khả năng bám đường, ổn định của xe tốt hơn xe cùng phân khúc, vừa tăng tính an toàn trong những điều kiện địa hình, thời tiết khó khăn, vừa khiến việc lái xe trở nên dễ dàng hơn với cả những người không có nhiều kinh nghiệm.
Chưa dừng lại ở đó, các tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc, kiểm soát đổ đèo (trên bản cao cấp 2.5L SV) và hệ thống phanh chủ động hạn chế trượt bánh giúp cho X-Trail ghi điểm cao về vận hành và an toàn.
Thiết kế trung bình, nhiều tiện nghi
Nếu so với các đối thủ cùng tới từ Nhật Bản, X-Trail có phần đuối hơn về thiết kế ngoại thất. Không màu mè và có phần đơn giản, một số ý kiến còn chê thô. Điểm khác biệt so với đối thủ là có cửa sổ trời kép panorama.
Tuy nhiên có lẽ hãng xe Nhật theo đuổi triết lý ‘tốt gỗ hơn tốt nước sơn’. Ghế xe được thiết kế kiểu không trọng lực, giúp tư thế của người lái thoải mái nhất. Cảm biến đóng/mở cốp sau xe tự động, đặc biệt hữu dụng khi chủ xe đang mang đồ cồng kềnh, không rảnh tay hay chỉ đơn giản là trời mưa lấm bẩn không muốn chạm tay vào nút bấm ở cốp. Chỉ cần để tay ở gần nút bấm, xe sẽ tự động đóng/mở và dừng lại khi gặp vật cản. Tính năng này chưa có trên các đối thủ cùng phân khúc.
|
Trên phiên bản cao cấp 2.5L, X-Trail còn có camera toàn cảnh 360 độ, giúp xe dễ dàng luồn lách, tránh chướng ngại vật trong những trường hợp chật trội nhất. Người lái cảm giác được làm chủ và thú vị khi có thể tránh dễ dàng cả một viên đá dưới bánh xe nhờ camera này.
Các nổi bật khác có thể kể đến là điều hòa tự động 2 vùng với cửa gió phía sau, thiết kế 5+2 giúp linh hoạt về không gian và mục đích sử dụng…
Giá hấp dẫn
Dù có giá công bố từ 998 triệu đến 1,198 tỷ đồng nhưng nhờ chiến lược của nhà sản xuất và hệ thống đại lý phân phối, giá thực tế của xe thấp hơn đến hàng trăm triệu đồng. Các mức giá này được cho là quá hấp dẫn với một mẫu xe mới có nhiều ưu việt nên sẽ không khó hiểu nếu X-trail tiếp tục thăng hoa trong thời gian tới. Nên nhớ, X-Trail là xe crossover bán chạy thứ hai trên thế giới, chỉ sau Honda CR-V.
Xem thêm một số hình ảnh X-Trail:
|