Quân đội Mỹ đã lên kế hoạch sớm trang bị trở lại súng phóng lựu M3 Carl Gustav - được giới thiệu vào năm 1946 - cho bộ binh. Vũ khí này sẽ yểm trợ hỏa lực cho trung đội súng trường, đem lại cho quân đội Mỹ lợi thế lớn hơn trên chiến trường.

Một lính Mỹ đang sử dụng súng phóng lựu M3 Carl Gustav. Ảnh: Defense
Một lính Mỹ đang sử dụng súng phóng lựu M3 Carl Gustav. Ảnh: Defense

Chiến tranh lạnh kết thúc và sự gia tăng mối đe dọa mới tại chiến trường ở Irắc, Taliban đặt ra một vấn đề cho quân đội Mỹ: Tên lửa chống tăng ít hiệu quả khi tấn công các tòa nhà, công sự và quân địch ở phạm vi rộng. Chi phí chế tạo tên lửa chống tăng cũng rất tốn kém, bệ phóng tên lửa có hệ thống hướng dẫn phức tạp, nặng nề, khó di chuyển.

Thế nên quân đội Mỹ đã lên kế hoạch sớm trang bị trở lại súng phóng lựu M3 Carl Gustav - được giới thiệu vào năm 1946 - cho bộ binh. Vũ khí này sẽ yểm trợ hỏa lực cho trung đội súng trường, đem lại cho quân đội Mỹ lợi thế lớn hơn trên chiến trường.

Súng M3 Carl Gustav - được phát triển bởi Công ty vũ khí Thụy Điển Bofors (nay thuộc Công ty Saab) - giải quyết cả ba vấn đề trên. Nó gồm hai bộ phận chính là nòng súng và ống ngắm, đều có thể sản xuất với chi phí thấp. Nó dùng đạn chống tăng nổ lõm để tấn công xe tăng, xe bọc thép và đạn nổ mạnh để tấn công các công sự. Vỏ đạn có đường kính 84mm, tổng trọng lượng tổ hợp khoảng 10kg, rất thuận tiện khi mang vác. Đặc biệt, M3 Carl Gustav không bị giật khi bắn.

Các đơn vị đặc biệt của Mỹ đã được trang bị M3 Carl Gustav từ năm 1989. Sắp tới, các lữ đoàn bộ binh chiến đấu và Vệ binh quốc gia Mỹ sẽ được trang bị khoảng 27 khẩu mỗi lữ đoàn - tương đương với tỷ lệ 1 khẩu cho 40 binh sĩ.

Theo các chuyên gia quân sự, mặc dù Carl Gustav là loại vũ khí đã 70 tuổi, nhưng nó thực sự linh hoạt hơn so với nhiều loại vũ khí công nghệ cao.