Vệ tinh cỡ nhỏ không chỉ ít tốn kém, dễ triển khai hơn các vệ tinh khổng lồ kiểu cũ mà còn có thể bao quát được một vùng rộng lớn hơn. Chính vì vậy, Nhà Trắng đang muốn đầu tư thêm nguồn lực để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng sử dụng loại vệ tinh này.
Một vệ tinh cỡ nhỏ trong không gian. Ảnh: NASA
Mới đây, NASA đề xuất một khoản kinh phí 30 triệu USD để mua dữ liệu từ các vệ tinh này, đồng thời thành lập một viện nghiên cứu về tàu vũ trụ cỡ nhỏ ảo nhằm cung cấp cách thức để tạo ra những sản phẩm đó. Cơ quan Tình báo địa không gian Mỹ (NGA) đã lập một dự án trị giá 20 triệu USD để tạo ra một hạm đội vệ tinh cỡ nhỏ với mục tiêu chụp ít nhất 85% diện tích bề mặt Trái đất mỗi 15 ngày.
Trong một động thái khác, Bộ Thương mại Mỹ đang nâng tầm của Văn phòng Thương mại không gian - tổ chức đang đóng vai trò tư vấn cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ về các chuyến bay vũ trụ tư nhân và giúp các cơ quan khác của Mỹ tận dụng lợi thế của các vệ tinh mini.
NGA cũng đang hợp tác với Cục Quản lý dịch vụ tổng hợp Mỹ để tạo ra một cổng duy nhất cho việc tìm kiếm và mục dữ liệu vệ tinh.
Mỹ hy vọng nếu các động thái kể trên được thực hiện suôn sẻ, họ sẽ cung cấp đủ động lực để xây dựng các vệ tinh cỡ nhỏ. Khi đó, khách hàng (cả nhà nước và tư nhân) sẽ sẵn sàng chờ đợi để mua sản phẩm của họ.
Mỹ có tham vọng lớn là ứng dụng thành công định luật Moore trong không gian: Giảm giá thành đầu tư với việc sử dụng vệ tinh cỡ nhỏ, nhưng lại mang đến nhiều lợi ích hơn so với các loại cũ trong quá khứ.