Trung tâm Minh bạch sẽ là Trung tâm kiêm nhiệm đầu tiên trên thế giới của Microsoft, giúp xây dựng, củng cố niềm tin và sự an tâm về mặt công nghệ, đồng thời vẫn đưa ra những giải pháp bảo mật hoàn thiện cho khối Doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.
Đồng thời là tổ hợp đầu tiên tập trung toàn bộ năng lực của Microsoft tại nơi duy nhất của Châu Á - Thái Bình Dương giúp khách hàng có được tiếp cận hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu về an toàn an ninh cho cả khối nhà nước lẫn tư nhân, từ đó xây dựng một môi trường điện toán an toàn tin cậy, yếu tố chủ chốt cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Trung tâm Minh bạch là một nền tảng của chương trình bảo mật chính phủ (GSP) lâu đời của Microsoft, nhằm cung cấp cho các cơ quan chính phủ tham gia chương trình cơ hội được xem các mã nguồn sản phẩm của Microsoft, truy cập các thông tin về đe dọa an ninh mạng hay các lỗ hổng và có được những lợi ích từ chuyên môn cũng như tầm nhìn về an ninh chuyên nghiệp của Microsoft. Gần 40 quốc gia và các tổ chức quốc tế bao gồm 10 thành viên từ châu Á hiện nay đã tham dự vào chương trình GSP.
Ông Toni Townes-Whitley, Phó Chủ tịch Microsoft, Khối Hành chính công, chia sẻ: "Việc ra mắt Trung tâm Minh bạch Microsoft khu vực tại Singapore nhằm phục vụ rộng khắp vùng Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường cam kết toàn cầu của Microsoft về triển khai tính minh bạch, an toàn và niềm tin trong những công nghệ kỹ thuật số trong thế giới của ưu tiên di động, ưu tiên đám mây”.
Trung tâm An ninh mạng Microsoft tại Singapore, nằm cùng địa điểm với Trung tâm Minh bạch, sẽ giúp các doanh nghiệp và tổ chức chỉ gõ một cửa là tiếp cận được biển tài nguyên về chuyên gia cũng như các công nghệ bảo mật tại Microsoft. Trong ngữ cảnh tội phạm mạng thay đổi phương thức chóng mặt và hoạt động tội phạm mạng gia tăng, Trung tâm An ninh mạng sẽ mang lại sự đổi mới và tiên tiến bằng các nền tảng bảo mật, những phân tích tình báo về bảo mật, bảo mật nâng cao, khả năng học máy, các dịch vụ bảo mật và an ninh đám mây theo phương thức toàn diện.
Ông Keshav Dhakad, Giám đốc Khu vực, Bộ phận quản lý các vấn đề Tội phạm trực tuyến (DCU), Microsoft Châu Á.
Ông Keshav Dhakad, Giám đốc Khu vực, Bộ phận quản lý các vấn đề Tội phạm trực tuyến (DCU), Microsoft Châu Á chia sẻ: "Tính đến phương diện hoạt động tấn công mạng tinh vi đang gia tăng, thì an ninh mạng là nhiệm vụ cấp thiết không chỉ ở cấp Doanh nghiệp mà cả của các lãnh đạo. Vì các chính phủ và doanh nghiệp đang cố nắm bắt triển khai chuyển đổi kỹ thuật số, một nền tảng an ninh linh hoạt và toàn diện là yêu cầu cấp bách. Những phát minh độc đáo về hiểm họa mạng và hệ sinh thái điện toán đám mây tin cậy của Microsoft sẽ giúp bảo vệ vững vàng trước những mối đe dọa an ninh. Thông qua mối quan hệ đối tác công-tư mạnh mẽ, Microsoft cũng trao quyền để chính phủ và các Doanh nghiệp có thể điều tra, làm gián đoạn và truy tố mạng lưới tội phạm toàn cầu".
Trung tâm Minh bạch và Trung tâm An ninh mạng sẽ mở rộng các quan hệ đối tác công-tư của Microsoft tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời sẽ kích hoạt và trao quyền cho các Doanh nghiệp để quản trị những hiểm họa mạng hiện đại một cách hiệu quả.
Để hỗ trợ một cách tiếp cận toàn diện với An ninh mạng xuyên suốt các công ty và xuyên suốt ngành công nghiệp, Microsoft đầu tư hơn 1 tỷ đô la một năm trong công tác nghiên cứu bảo mật, đổi mới và phát triển. Đầu tư này bao gồm Trung tâm vận hành mạng Quốc phòng (C-DOC) toàn cầu, một trung tâm hoạt động 24/7 giúp tập trung chuyên gia phản ứng về an ninh từ toàn công ty tại một nơi, nhằm bảo vệ, phát hiện và đối phó với các hiểm họa trong thời gian thực, bảo vệ tài nguyên nội bộ, cơ sở hạ tầng đám mây, các dịch vụ khách hàng trực tuyến, thiết bị và sản phẩm.
Microsoft mới đây cũng đã thành lập nhóm An ninh mạng Doanh nghiệp (ECG) - một nhóm các chuyên gia an ninh chuyên dụng toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật, chuyên môn và dịch vụ giúp trao quyền cho các tổ chức hiện đại hóa nền tảng CNTT, di chuyển lên điện toán đám mây an toàn và đảm bảo dữ liệu được bảo mật..