Hút thuốc lá ảnh hưởng lâu dài tới hệ thống gene của con người, thậm chí ảnh hưởng này còn tồn tại nhiều năm sau khi người hút đã cai thuốc.

Hút thuốc lá gây ảnh hướng đến các gene của con người. Ảnh: Mynd

Đây là kết quả của công trình nghiên cứu của tiến sỹ Stephanie J. London thuộc Viện Quốc gia về khoa học sức khỏe môi trường (NIEHS) và các đồng nghiệp.

Methyl hóa DNA không làm thay đổi trình tự DNA, nhưng có thể điều chỉnh mức độ biểu hiện của gene và có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng bình thường của tế bào. Hầu hết các trường hợp khi bị methyl hóa các gene sẽ không hoạt động và ngược lại. Nó là một trong những cơ chế tiềm năng mà thông qua đó thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh của người.

Trong khi một số nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy sự liên quan giữa hút thuốc và sự thay đổi methyl hóa DNA, phân tích tổng hợp dữ liệu chính là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về ảnh hưởng của hút thuốc với quá trình methyl hóa.

Phân tích tổng hợp bao gồm dữ liệu 16 nghiên cứu, với tổng số đối tượng nghiên cứu là 15.907 người (2.433 người hút thuốc, 6.518 người từng hút thuốc và 6.956 người không hút thuốc).

Các nhà khoa học so sánh những người đang và đã từng hút thuốc với những người không hút.

Những người đang hút thuốc có 1.405 gene có quá trình methyl hóa khác biệt so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

So với những người chưa từng hút thuốc thì những người đã từng hút thuốc quá trình methyl hóa thay đổi liên tục, suy giảm dần sau khi họ ngừng hút thuốc.

“Chúng tôi phát hiện những thay đổi trên ít nhất 7.000 gene. Nó cho thấy mối liên hệ giữa hút thuốc và bệnh tật” - các nhà nghiên cứu cho biết.