Để phát triển năng lực hỗ trợ kỹ thuật về bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường cho phát triển điện hạt nhân, năm 2015 Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành 9 tiêu chuẩn cơ sở về lĩnh vực định liều sinh học.
Năm 2015, Vinatom đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành 9 tiêu chuẩn cơ sở về lĩnh vực định liều sinh học.
Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam luôn cập nhật số liệu quan trắc hằng năm thông qua việc quan trắc thường xuyên tại phía Bắc, phía Nam và các địa điểm được chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận trong thời gian qua.
Các số liệu này sẽ giúp nhà quản lý khai thác thông tin về ô nhiễm môi
trường, hoạch định chính sách phát triển bền vững. Đề tài KC-05 về
“Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của phóng xạ phát ra từ nhà
máy điện hạt nhân trong điều kiện hoạt động bình thường và khi xảy ra sự
cố theo các cấp độ khác nhau” đã đánh giá số hạng nguồn phát thải, phân
bố liều bức xạ đối với người dân khu vực dự kiến xây Nhà máy Điện hạt
nhân Ninh Thuận 1.
PGS-TS Nguyễn Nhị Điền - Phó Viện trưởng VINATOM - cho biết, quy trình xác định hàm lượng Tritium (H-3) trong không khí mà viện xây dựng đã được nghiệm thu và sẽ được áp dụng ở khu vực Hà Nội, đáp ứng yêu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở bảo vệ môi trường về mặt phóng xạ, phục vụ “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020”.
Với lĩnh vực kiểm tra không phá huỷ (NDT), VINATOM đã có hệ thống đảm bảo và kiểm soát chất lượng các công trình, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ về phương pháp kiểm tra không phá huỷ, từng bước đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng, bảo đảm chất lượng công trình và thiết bị của các dự án điện hạt nhân. Viện cũng phát triển sâu, rộng các kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ tiên tiến.
Nguyễn Hoàng