Thời gian qua, Việt Nam được đánh giá là quốc gia ứng dụng nhanh bức xạ và đồngvị phóng xạ vào các lĩnh vực y học hạt nhân, xạ trị, chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến…

Cục năng lượng nguyên tử - bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vừa đánh giá kết quả giai đoạn 2006-2015 thực hiện chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Theo đó, 10 năm là chặng đường dài với nhiều thành công đáng ghi nhận.

a

GS-TSKH Trần Duy quý giới thiệu với Thứ trưởng Chu Ngọc Anh (đứng đầu tiên bên trái) về các giống lúa ngon được chọn tạo bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến. Ảnh BN

50 giống mới nhờ năng lượng hạt nhân

Có lẽ, khái niệm năng lượng nguyên tử (NLNT) mà nhiều người vẫn nghĩ là khá xa vời, song nếu nhìn từ các kết quả ứng dụng sẽ thấy sự ảnh hưởng sát sườn.

Đơn cử như trong lĩnhvực y tế - từ các máy chụp x-quang, máy chụp cắt lớp vi tính cho tới chọn tạo giống và cả trong công nghiệp…,việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ cũng hỗ trợ tích cực.

TS Hoàng Anh Tuấn- cục trưởng cục NLNT cho biết, với quan điểm phát triển ứng dụng NLNTvì mục đích hòa bình đến năm 2020 trên cả hai lĩnhvực ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, cùng với việc phát triển điện hạt nhân đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường, thời gian qua các cơ quan của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực.

Cụ thể về y học hạt nhân, nhiều trung tâm ứng dụng đã được thành lập. Tại bệnh viện Bạch Mai đã thành lập Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu; tại Đà Nẵng, TPHCM cũng đang xây dựng và đầu tư trung tâm chẩn đoán và điều trị ung bướu. Theo GS-TS Mai Trọng khoa - Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai, trang bị hiện nay của y học hạt nhân Việt Nam có 6 liều kế (dose calibrator), 8 hệ ghi đo gamma in vivo và in vitro, 6 máy PET/CT và 3 cyclotron (sắp tới sẽ là 7 PET/CT và 4 cyclotron).

Mỗi năm, số lượng bệnh nhân xạ hình SPECT khoảng 7.000-8.000 lượt nói về những ứng dụngbức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp, GS-TSKH Trần Duy Quý -Nguyên Viện trưởng truyền nông nghiệp- chứng minh bằng giải thưởng của IAEA dành cho ông vì đã có thành tựu xuất sắc về đột biến tạo giống cho Viện di truyền nông nghiệp. Hai giải thưởng khác cũng được IAEA dành cho tập thể Viện KHKT nông nghiệp miền nam và Trung tâm Hạt nhân TP. Hồ chí minh và 2 cá nhân là TS Hồ Quang Cua và Trần Tấn Phương - thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng.

Tính đến năm 2013, đã có trên 50 giống cây trồng nông nghiệp được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến, bao gồm các giống lúa, đậu tương,bưởi… giống lúa đột biến DT10 được tạo ra trong những năm 1990 và từ đó đến nay đã tạo ra tổng giá trị thu nhập lên đến 3 tỷ USD, tăng thêm hơn 500 triệu USD so với việc sử dụng các giống cũ.

Theo Thứ trưởng bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, thời gian qua Bộ KH&CN và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong chiến lược và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ và chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân. Việc hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh.

Tập Trung Đào Tạo Nhân lực

Những kết quả đã đạt được trong 10 năm thực hiện chiến lược là không thể phủ nhận, song thẳng thắn nhìn nhận, TS Hoàng Anh Tuấn cho rằng: Vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

Trong số các nhiệm vụ này, ngoài việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật cũng như các nghiên cứu ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ thì nhân lực đang được xem là khâu đáng chú trọng nhất.

Theo TS Tuấn, trên thực tế, việc đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực cần thiết cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu - triển khai, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia cũng như việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020.

Từ thực tế này, cục NLNT đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó chú trọng khâu hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng như hợp tác quốc tế. Thời gian tới sẽ tích cực triển khai công tác huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ quản lý, pháp quy hạt nhân, đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng NLNT.