Giữa các sở y tế, bệnh viện, phòng xét nghiệm ở Mỹ đang "lệch pha" nhau về các dữ liệu bệnh nhân Covid-19.
Các nhà nghiên cứu nói chuyện với Nature cũng cho biết tình trạng bỏ lơ hệ thống dữ liệu càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu sự lãnh đạo ở tầm quốc gia trong thời kỳ đại dịch. Không có yêu cầu chung nào trên toàn quốc về việc các bệnh viện và phòng xét nghiệm phải báo cáo, và báo cáo những thông tin gì cho các sở y tế bang.
Thảm họa dữ liệu
Ranu Dhillon, chuyên gia đối phó với dịch bệnh tại Trường Y Harvard ở Boston, Massachusetts, hiện đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Vallejo, California, kể, cả các đơn vị y tế địa phương và CDC đều không yêu cầu ông báo cáo nơi bệnh nhân phơi nhiễm virus. Dhillon tự ghi lại những dữ liệu này vào hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân, nhưng ông không chắc chúng có được sở y tế bang hay địa phương sử dụng hay không. Trình trạng này khiến Dhillon khó chịu. Ông đã tham gia hoạt động ứng phó với Ebola ở Guinea vào năm 2015 và cho biết các nhà chức trách ở đó thu thập dữ liệu mọi mặt về tất cả những người nhiễm virus Ebola để hạn chế lây lan. “Thông tin quan trọng này sẽ giúp tìm hiểu sâu hơn về việc lây truyền COVID-19," Dhillon nói. "Thật là điên rồ khi chúng ta không thu thập."
Nhân viên y tế Hàn Quốc xử lý mẫu tại khu bên ngoài sân bay quốc tế gần Seoul vào tháng Tư.
Amy Lockwood, chuyên gia y tế công cộng đã rời sở y tế ở San Francisco, California, vào đầu năm nay, cho biết, nhiều bộ phận muốn có những dữ liệu như vậy, nhưng rất khó khăn mới lấy được chúng từ các bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm làm xét nghiệm.
Ngoài ra, theo Lockwood, một số nhà cung cấp dịch vụ xét nghiệm không thu thập những thông tin chi tiết như nghề nghiệp, bởi họ sợ việc đặt những câu hỏi như vậy sẽ làm mọi người ngại xét nghiệm.
Một số bệnh viện có ghi lại thông tin này, nhưng không chuyển nó đến các phòng thí nghiệm thực hiện xét nghiệm.
Các nhà dịch tễ học tại các trường đại học muốn giúp các sở y tế địa phương và bang phân tích dữ liệu để họ chỉ đạo phản ứng COVID-19 hiệu quả hơn. Thông thường, các sở y tế chia sẻ dữ liệu giám sát dịch bệnh với các nhà nghiên cứu theo yêu cầu. Nhưng trong đại dịch COVID-19, các nhà dịch tễ học bị từ chối quyền tiếp cận dữ liệu. Ví dụ, Steffanie Strathdee, nhà dịch tễ học HIV tại Đại học California, San Diego, thường yêu cầu dữ liệu theo các thông số như địa phương, chủng tộc và khả năng phơi nhiễm. "Chúng tôi quen với việc giám sát minh bạch," Strathdee nói. "Chỉ đối với dịch bệnh này, mọi thứ đã thay đổi."
Năm nay, Strathdee và các nhà dịch tễ học khác yêu cầu sở y tế California cho truy cập dữ liệu ẩn danh về COVID-19. Trong các e-mail yêu cầu của các nhà nghiên cứu mà Nature được xem, dù đã cam kết bảo đảm quyền riêng tư của bệnh nhân, chẳng hạn như chỉ hỏi về độ tuổi thay vì tuổi chính xác, nhưng họ vẫn bị từ chối. Trước đây, Strathdee chưa từng bị sở từ chối dữ liệu. Giám đốc sở, Mark Ghaly, giải thích trong một e-mail ngày 3/7 rằng việc tiết lộ thông tin từ hồ sơ bệnh nhân sẽ "cần phân tích cẩn thận và tốn thời gian đối với từng hồ sơ để xác định những trường dữ liệu nào có thể được công khai."
Hơn nữa, Mỹ cũng có rất ít thông tin truy vết giúp xác định ổ dịch và đường lây truyền, cũng như cảnh báo cho những cá nhân cần được cách ly.
Nếu không có thông tin cập nhật, đáng tin cậy về ai bị nhiễm, tại sao và ở đâu, các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách sẽ phải dựa vào các báo cáo truyền thông và các nỗ lực độc lập để cập nhật dữ liệu.
Caitlin Rivers, nhà dịch tễ học tại Johns Hopkins, cho biết, khi mọi người đang quay trở lại làm việc, giao tiếp xã hội và đi học thì càng cần những dữ liệu liên quan COVID-19. Cần các biện pháp can thiệp được tinh chỉnh chính xác, "chỉ nhắc nhở mọi người 'hãy thận trọng' thôi là chưa đủ," Rivers nói.
Nguồn: