Chiến dịch chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ của Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren thuộc đảng Dân chủ, bang Massachusetts đang tiếp tục giành được kết quả tích cực khi nhận được số phiếu ủng hộ tăng trong hai cuộc thăm dò cử tri phe Dân chủ toàn nước Mỹ gần đây.
Điều bất ngờ, là trên diễn đàn mở Medium, nhóm vận động của bà vừa gây sốt với đề nghị mọi người… nghỉ chơi với những ông trùm công nghệ.
Mất cân bằng thị trường
Hai mươi lăm năm trước, Facebook, Google và ngay cả Amazon còn chưa hề tồn tại. Trải qua hơn một phần tư thế kỉ, sự trỗi dậy mạnh mẽ đến không ngờ để trở thành một trong số ít tập đoàn đứng đầu thế giới cả về doanh thu lẫn sự nổi tiếng luôn luôn là đề tài nóng hổi trên tất cả các mặt báo. Tuy nhiên, ở đâu đó, chúng ta cũng nên nhìn nhận lại bởi mức độ phủ sóng và độc quyền quá mức đã làm mất cân bằng thị trường vốn đã quá đông đúc và náo nhiệt này.
Quay lại một chút vào những năm 90 của thế kỷ trước, Microsoft là một ông trùm công nghệ khổng lồ tại thời điểm này, đang cố dùng những lợi thế về mặt phần mềm của mình để tạo ra một kỷ nguyên mới cho các nền tảng duyệt web. Tuy nhiên đã bị chính phủ liên quan cáo buộc về việc vi phạm đạo luật chống độc quyền và vụ kiện nhanh chóng được dàn xếp ổn thoả. Bởi rằng chính quyền chống độc tài liên bang phản pháo lại với lập luận cho rằng Microsoft đang có một bước tiến quan trọng, góp phần giúp các công ty Internet như Google hay Facebook có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển.
Câu chuyện trên cho ta thấy một phần tầm quan trọng của việc thúc đẩy những cạnh tranh kinh tế: nó cho phép những công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn mới có cơ hội để vươn lên và phát triển. Từ đó tạo nên cạnh tranh công bằng và lấy sản phẩm và dịch vụ làm trung tâm của sự phát triển từ đó cải thiện không ngừng để đáp ứng lại nhu cầu của người sử dụng. Minh chứng rõ ràng nhất là tất cả chúng ta bây giờ hầu hết dùng Google để tra cứu thay vì nền tảng Bing lỗi thời hay sao?
Nhưng chúng ta cũng nên chấp nhận một sự thật rằng các ông lớn của ngành công nghệ hiện tại đang nắm trong tay quá nhiều quyền lực, đạt được thế mạnh bất cân bằng trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, đến cả cuộc sống cá nhân của người dùng. Ví dụ như hàng loạt lùm xùm liên quan đến việc những công ty đó rao bán thông tin người sử dụng để thu lời rồi cạnh tranh không lành mạnh,... Hơn thế nữa, nó còn hạn chế sự đổi mới, kìm hãm sự phát triển những công ty con mới thành lập với những ý tưởng mới.
Ông trùm công nghệ chèn ép
Không thể phủ nhận rằng những tập đoàn công nghệ lớn đương thời đang giữ một vị thế hiếm công ty vào bì kịp: gần một nửa thị trường thương mại điện tử ở Mỹ thuộc về Amazon hay hơn 70% lưu lượng truy cập Internet thuộc về những nền tảng được sở hữu hoặc xây dựng bởi Google hoặc Facebook.
Và bởi vì những công ty này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và quyền lực hơn, chúng sử dụng chính nguồn tài nguyên vốn có, thao túng cách người tham gia Internet sử dụng hằng ngày để chèn ép những công ty nhỏ lẻ. Thường thì các công ty này sẽ thực hiện hai chiến lược sau:
1. Sử dụng chiến lược liên doanh: Facebook đã mua lại hai đối thủ tiềm năng là Instagram và WhatsApp, Amazon đi cửa sau bằng những chương trình khuyến mãi hay chiết khấu để đánh sập Diapers.com hay Google đã thâu tóm Waze (vốn cung cấp thông tin về bản đồ trực tuyến) và DoubleClick (về quảng cáo trực tuyến). Để phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn, lâu dài từ các thương vụ mua bán khổng lồ này, Chính phủ Hoa Kỳ cần phải quét sạch chúng đi trước khi quá muộn. 2. Sử dụng chiến lược độc quyền thị trường: Các công ty, tập đoàn công nghệ lớn hiện tại đều sở hữu một thị trường buôn bán nhất định để người mua và người bán có không gian để trao đổi hàng hóa, và họ dùng chính thị trường này để xây dựng chiến lược độc quyền hàng hóa nhằm nghiền nát các đổi thủ nhỏ lẻ. Ví dụ như Amazon đã sao chép lại toàn bộ những sản phẩm mà các công ty nhỏ rao bán rồi gắn mác độc quyền từ Amazon, sau đó bày bán trên chính thị trường của mình.
Bởi những chiến thuật sắc bén đó, những nhà khởi nghiệp ở Mỹ càng ngày càng bị thất bại nặng nề, khó tìm ra được phương hướng phát triển cho bản thân. Từ đó mà các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Mỹ ngày càng ít dần và đang sụt giảm tiếp tục với con số giảm 22% kể từ năm 2012.
Khởi động lại hệ thống cạnh tranh kinh tế công nghệ
Hoa Kỳ đã có một truyền thống dài về việc chia nhỏ thị phần của các tập đoàn lớn khi chúng đã phát triển quá mức và quá độc quyền, cho dù ở những công ty này cung cấp những sản phẩm tốt ở một mức giá phải chăng cho người tiêu dùng. Điều đó góp phần thúc đẩy đạo luật chống độc quyền để thúc đẩy cạnh tranh. Và theo lẽ đó, tôi muốn đề xuất một giải pháp với hai bước sau đây:
Thứ nhất: Đưa ra đạo luật đòi hỏi các tập đoàn công nghệ lớn phải tái cấu trúc lại chương trình của mình dựa trên một “nền tảng tiện ích”
Những công ty nào có tổng thu nhập toàn cầu hằng năm từ 25 tỷ đô trở lên phải xây dựng lại một “nền tảng tiện ích”.
Ở trên nền tảng này, các công ty lớn sẽ bị kiểm soát để không được chia sẻ bất cứ thông tin gì của người dùng cho bên thứ ba hoặc những công ty liên kết với mình. Bên cạnh đó, nền tảng còn đưa ra những yêu cầu nhất định để sản phẩm của công ty hướng đến đúng phân cấp khách hàng phù hợp mà không phải tràn lan quá nhiều.
Để từ đó, ví như công cụ quảng cáo của Google và nền tảng tìm kiếm Google được áp dụng đạo luật này thì thông tin tìm kiếm ở nền tảng truy cứu sẽ không bị khai thác để chuyển sang cho công cụ quảng cáo nữa. Từ đó giới hạn lại thị trường của Google, thúc đẩy phát triển cho các công ty con cùng kinh doanh một sản phẩm tương tự.
Thứ hai: Chỉ ra được những liên doanh không lành mạnh để loại bỏ chúng
Amazon liên kết với Whole Foods và Zappos, Facebook với WhatsApp và Instagram hay Google có Waze, Nest,.... tất cả những liên doanh này đều có nhiệm vụ chính nhằm tập trung quyền lực vào tay của công ty mẹ. Nếu chúng ta có thể hạn chế, loại bỏ những liên doanh tương tự như vậy thì sẽ đảm bảo được một cuộc đua công bằng trên thị trường. Nó bắt buộc những tập đoàn lớn phải chú trọng vào nhu cầu khách hàng nhiều hơn, kể cả việc đảm bảo an ninh khi sử dụng.
Đề xuất trên của tôi dĩ nhiên sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề đang hiện hữu nhưng nó sẽ góp phần không nhỏ để thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp mới. Những công ty nhỏ có thể an tâm bán hàng của họ trên Amazon mà không sợ bị Amazon gây áp lực, Facebook sẽ phải đối diện với việc cải thiện trải nghiệm người dùng và an toàn bảo mật thông tin cá nhân,....
Thêm vào đó để xuất của tôi góp phần định hướng cho các tập đoàn lớn để có thể đưa ra những sản phẩm thân thiện với người tiêu dùng, thúc đẩy sự đổi mới từ đó đảm bảo vị thế của Mỹ vẫn dẫn đầu trong thị trường khởi nghiệp công nghệ.
Cơ hội cho mọi người
Tôi muốn Chính phủ Mỹ phải đảm bảo rằng tất cả mọi cá nhân, tập thể khi tham gia vào cuộc đua kinh tế thì phải có một cơ hội ngang bằng nhau, thậm chí có là những tập đoàn lớn nhất, quyền lực nhất đi chăng nữa. Và phải chắc chắn rằng thế hệ những tập đoàn công nghệ kế tiếp của Hoa Kỳ có thể phát triển một cách công bằng và thịnh vượng, để tận dụng được tối đa tiềm lực từ thị trưởng khổng lồ này mang lại.
Đó là lý do tại sao tôi cần đề xuất lên những vấn đề mang tầm cỡ vĩ mô, có khuynh hướng thay đổi phần lớn cấu trúc nền kinh tế công nghệ hiện nay, bao gồm luôn cả việc tuyệt giao với Amzon, Facebook và Google.
Tuyên ngôn của nữ ứng viên Tổng thống Elizabeth Warren |