Lĩnh vực nghiên cứu nổi bật nhất của hai VHLKH&CN Việt Nam và Nga là khoa học biển.
Có thể nói là Viện Hàn lâm Khoa học Nga là một trong số rất ít những đối tác mà duy trì được cái hợp tác lâu dài và rất có hiệu quả với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam về khoa học biển và từ năm 2005-2016: Viện Nga phối hợp với Việt Nam tổ chức khảo sát đa dạng sinh học biển trên tàu mang tên Viện sỹ Akademik Oparin và thu được 1000 mẫu động vật không xương sống, rong biển, tảo biển và 900 mẫu sinh vật biển, 30 loài mới, nhiều hợp chất có giá trị mới có nhiều hoạt chất kích thích hệ miễn dịch, kháng khuẩn…
Từ năm 2005 đến nay, VAST và FEB-RAS đã tổ chức thực hiện thành công 6 chuyến khảo sát biển Việt Nam trên tàu nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Oparin. Chủ tịch VAST và Chủ tich FEB-RAS đã ký Lộ trình hợp tác về nghiên cứu biển giai đoạn 2018-2025, trong đó tập trung chủ yếu vào các hướng điều tra, nghiên cứu về sinh vật biển, hóa sinh biển; Đa dạng sinh học của các hệ sinh thái biển Đông Á và Đông Nam Á; mở rộng Hải dương học, địa chất biển; Tài nguyên biển…và Thỏa thuận về thực hiện các đề tài hợp tác song phương giai đoạn 2019-2020.
Hiện Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đang phối hợp với Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cấp phép một con tàu mang tên Viện sĩ Lemenshev thực hiện chuyến khảo sát địa chất biển vào tháng 10/2019 và đang phối hợp Viện Hóa sinh Thái Bình Dương xây dựng kế hoạch đa dạng sinh học 2020.
Dự kiến, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam sẽ mở rộng hướng mới với Tập đoàn Vũ trụ nhà nước Roscosmos và tiếp tục mở ra hướng nghiên cứu là thế mạnh của Nga ứng dụng công nghệ vũ trụ vào nghiên cứu về địa chất cũng như đa dạng sinh học biển Việt Nam.
Thanh Nhàn