Từ lâu, EU và Mỹ đã duy trì mối quan hệ hợp tác trong việc phát triển chất bán dẫn, nhưng giờ đây mối quan hệ đó cần được thúc đẩy nhiều hơn nữa. Đó là kết luận được các diễn giả đưa ra tại một hội nghị chung về hợp tác bán dẫn xuyên Đại Tây Dương do Science và một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở công ty đặt tại Washington, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đồng tổ chức.
Chính phủ của cả Mỹ và EU đều xem chất bán dẫn là ưu tiên chiến lược trong thời gian tới. Có thể nhận thấy điều này khi vào năm 2022, Mỹ đã thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học với nhiều phương án quyết liệt nhằm trở lại vị trí dẫn đầu ngành sản xuất chất bán dẫn. Trong khi đó, tháng tám mới đây, EU đã chính thức thông qua một Đạo luật Chips trị giá 43 tỷ Euro để thúc đẩy ngành công nghiệp chip bán dẫn của mình.
Alessandro Curioni, Phó chủ tịch IBM châu Âu và châu Phi cho rằng sự hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp vẫn “quá nhạt nhòa”. Mối quan hệ hợp tác “phải là điều bắt buộc", chứ không phải là “có thì tốt, không thì thôi". Theo ông, việc hợp tác về sâu xa sẽ giúp “cải thiện niềm tin xuyên Đại Tây Dương”, xoá bỏ những lo ngại rằng việc thay đổi lãnh đạo sẽ cản trở mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Riccardo Masucci, Giám đốc chính sách an ninh và công nghệ của Intel, chia sẻ rằng “chúng ta nên coi hai khu vực này như một hệ sinh thái xuyên Đại Tây Dương rộng lớn. Tất nhiên chúng ta vẫn tiếp tục phát triển chuỗi cung ứng nội địa, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta hoạt động trong một không gian rộng hơn nhiều. EU và Mỹ, hãy bắt đầu nghĩ đến một số chương trình hợp tác có nguồn vốn chung”.
Trong hai năm qua, Mỹ đã nỗ lực nhằm khiến Trung Quốc không thể tiếp cận được các công nghệ tiên tiến của mình. Nước này thậm chí đã cấm xuất khẩu một số dòng chip tiên tiến sang Trung Quốc.
Cả và châu Âu đều công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ tài sản trí tuệ khỏi hành vi trộm cắp và rò rỉ thông tin, nhưng điều đó không có nghĩa là họ phải ngừng “hoạt động hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng”, ông Masucci nói.
Điều quan trọng nữa là các nước phải xác định phương hướng phát triển của các công ty sản xuất chips. Ông Arco Krijgsman, đại diện ASML, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn tiên tiến của Hà Lan, hoạt động tại hơn 60 địa điểm trên toàn thế giới, nhận xét rằng “việc đặt trụ sở chính ở đâu không nói lên điều gì. Điều quan trọng hơn là công việc sản xuất được tiến hành ở đâu và chúng nuôi sống hệ sinh thái địa phương nào”.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực tay nghề cao, các nước nên cân nhắc việc cho phép các công nhân và nhà nghiên cứu di chuyển xuyên biên giới dễ dàng hơn. “Những hạn chế về di cư, đặc biệt là đối với những nhân tài mà chúng ta đang cần, sẽ cản trở quá trình phát triển của lĩnh vực này”, ông Krijgsman cho biết.
Thuyết phục các nước thành viênBất chấp mong muốn nghiên cứu chung, cho đến nay rất ít chuyên gia mặn mà với việc đưa ra ý tưởng thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa EU hoặc.
Ông Jari Kinaret, Giám đốc điều hành của Chip Joint Undertaking, đơn vị thực hiện các chương trình nghiên cứu và đổi mới trong Đạo luật Chips, nghĩ rằng rất khó để yêu cầu các quốc gia thành viên đáp ứng nguồn tài trợ cho EU, và điều này sẽ cản trở quá trình hợp tác quốc tế. “Khó mà thuyết phục họ đầu tư tài trợ nghiên cứu cho các tổ chức mà họ không coi là tổ chức nội địa”, ông giải thích.
Hiện tại, các công ty không thực hiện hoạt động R&D ở các quốc gia thuộc chương trình nghiên cứu Horizon Europe sẽ không được gia nhập vào các sáng kiến của Đạo luật Chips EU, chẳng hạn như dây chuyền sản xuất thí điểm và nền tảng thiết kế dựa trên đám mây. Trong khi đó, các công ty đa quốc gia như Intel và IBM có cơ sở ở châu Âu đủ điều kiện nhận tài trợ của EU.
Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của đã phân bổ 500 triệu USD trong vòng năm năm cho Bộ Ngoại giao để đầu tư vào Quỹ Đổi mới và An ninh Công nghệ Quốc tế, nhằm phát triển chuỗi cung ứng an toàn ở các nước đối tác. Đạo luật này nêu rõ 39 tỷ USD được dùng vào việc khuyến khích sản xuất, còn 13,2 tỷ USD cho R&D và phát triển lực lượng lao động.
“Chúng tôi coi hợp tác là một hoạt động giá trị để gắn kết các lợi ích chung, nhưng bản thân đạo luật này không quy định rõ ràng cho việc hợp tác, ông Eric Lin, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển tại văn phòng CHIP thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, phân tích.
Các chuyên gia tại hội nghị đã đề cập đến một số quan hệ đối tác hiện có nhưng không phải là quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương. Chẳng hạn, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ quản lý dự án hợp tác giữa 11 trường đại học Mỹ và Nhật Bản, có tên là UPWARDS, tập trung vào R&D và phát triển lực lượng lao động.
Nhưng trong khi các nhà hoạch định chính sách đang cân nhắc cách khuyến khích động thái hợp tác giữa Mỹ và EU thì các công ty và tổ chức nghiên cứu đã chủ động đưa ra sáng kiến.
“Công nghệ quang khắc tia cực tím (EUV) độc quyền bởi ASML là thành quả từ mối quan hệ hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Mỹ và EU”, ông Krijgsman đưa ra ví dụ
Trung tâm Nghiên cứu, Tiến bộ Kinh tế, Kỹ thuật Công nghệ và Khoa học NY CREATES, cũng đã công bố khoản đầu tư 10 tỷ USD vào một trung tâm R&D mới tại Khu phức hợp Công nghệ Nano Albany. Thương vụ này liên quan đến công nghệ quang khắc tia cực tím “khẩu độ số cao” sẽ được ASML chuyển giao vào cuối năm 2025.
NY CREATES cũng thương thảo với các đối tác khác như trung tâm nghiên cứu IMEC ở Bỉ. Ông David Anderson, Chủ tịch NY CREATES, kể rằng mặc dù cả hai đơn vị đều đóng vai trò tương tự nhau trong hệ sinh thái, nhưng hai đơn vị sẽ bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong nhiều mặt. “Chúng tôi có thể lấy một số kết quả của các chương trình IMEC và áp dụng chúng vào dây chuyền sản xuất của mình”, ông chỉ ra. “Nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn là công việc tiêu tốn nhiều tiền của. Vì vậy việc gì chúng ta phải làm điều đó riêng lẻ đến hai lần, mà không hợp tác với nhau?”
Theo Science | Business