Những ngày nhiều biến động của thế giới, đặc biệt là việc ở Hongkong (Trung Quốc), bỗng nhận được bài viết của Antoinette Klatzky, giám đốc điều hành viện lãnh đạo Eileen Fisher và chủ nhiệm chương trình truyền hình ăn khách “Women Together” (tạm dịch: Phụ nữ chung tay) vừa chia sẻ một câu chuyện rất lạ về tư duy lãnh đạo”.
Lãnh đạo không phải là “anh hùng”
Thường thường, khi nhắc đến từ ‘lãnh đạo’, mọi người sẽ hình dung một người đứng trước một đám đông, một đội nhóm, hay một quốc gia; một anh hùng sáng-chói trên màn ảnh rộng, sinh ra để hoàn thành sứ mạng của mình, và sẵn sàng lập ‘chiến công’. Kể cả khi chúng ta có một phong trào đã đủ lông đủ cánh, chúng ta vẫn tìm một người ‘lãnh đạo’ để đại diện, một nhân vật ‘anh hùng’ để biểu tượng hóa cho phong trào đó.
Mới đây, tôi có nói với một người bạn rằng tôi sẽ đi Berlin để học một trong ba học phần của khóa Lãnh đạo Hệ sinh thái. Cô bạn của tôi trả lời, “Ồ, nghĩ về môi trường và hành động để chống lại biến đổi khí hậu là rất quan trọng”. Tôi chỉ cười và gật đầu thôi, rồi cũng chẳng có thời gian (hay câu từ) để thật sự hiểu nhóm hơn 50 người chúng tôi đang làm gì ở Đức vào năm này; vì thế tôi mới viết bài này đây.
Lãnh đạo Hệ sinh thái không chỉ liên quan đến những chức năng sinh học của một địa điểm, mà nó có thể được áp dụng trong bất kỳ hệ thống nào: một hệ thống giáo dục, một công ty, một gia đình, hay chỉ đơn giản là một cá nhân. Lãnh đạo Hệ sinh thái, tức là di chuyển từ ‘Ego’ (tôi) đến ‘Eco’ (ta), thuật ngữ này được ông Otto Scharmer nghĩ ra và sử dụng nhiều nhất trong cuốn sách của mình “Leading from the Emerging Future: From Ego-System to Eco-System Economies” . Quyển sách đi rất chi tiết vào những hệ thống bị trùng lặp của con người (kinh tế, chính phủ, giáo dục,..v...v..) và cách để những người đang dấn thân vào những hệ thống đó có thể thiết lập khả năng thay đổi góc nhìn từ việc chỉ tập trung vào một cái, vào cá nhân, đến nhìn cái chung, cái toàn diện. Stubley còn nhắc nhở chúng ta rằng, nhiệm vụ của chúng ta một khi đã làm kiếp con người là quan-tâm-và-săn-sóc-vạn-vật.
Lãnh đạo hệ sinh thái và Thuyết chữ U tức là bỏ những hình thái tư duy và hành động cũ, và từ đó, tư duy và hành động dựa trên sự tò mò, lòng nhân ái, và lòng can đảm. Để làm được điều đó, chúng ta phải dẫn dắt được hệ thống trong những lúc khó khăn và cam go nhất, phải có một tri giác rõ ràng về ảnh hưởng của việc chúng ta làm lên đại chúng, và phải ngưng tơ tưởng về ánh hào quang, sự ‘cool ngầu’, và những lời ngợi ca khi chúng ta đến được vạch đích.
Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Dẫn dắt đội nhóm trong những tình huống gay go!? Ủa rồi rốt cục bà này bả học cái thứ gì ở Berlin?... Rồi rồi, từ từ...Nghe nè! Bạn biết cảm giác ngồi thiền hay tập yoga rồi có người nói bạn “thư giãn mắt nhìn đi” không? Thiệt ra, lãnh đạo hệ sinh thái thì nó to bự hơn ngồi thiền hay tập yoga nhiều, nhưng mà phần nào đó, nó cũng giống như là thư giãn ánh nhìn vậy đó : đó là việc nhìn và cảm nhận, và dùng thêm những giác quan khác nữa, hơn là chỉ tập trung vào một việc nhìn mà thôi. Trên phương diện cá nhân, một người có thể thư giãn ánh nhìn, thiền tập, và thoát ra khỏi thế giới mà ở đó, bạn không cần phải xông vào gò ép bản thân vào làm-những-việc-phải-làm. Mặt khác, lúc này bạn có thể lắng nghe những tiếng nói từ tận cùng mọi ngóc ngách. Điều này có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau, nhưng về cơ bản, ý tưởng sẽ là tham vấn những người bạn không hay tham vấn, nhờ họ chia sẻ quan điểm của họ, đặt quan điểm cua họ làm trung tâm và dàn xếp những quyết định dựa trên một góc nhìn khái quái hơn, bao gồm cả những ý kiến của họ chứ không phải chỉ của riêng bạn.
Ủa, mà “lắng nghe những quan điểm từ tận cùng ngóc ngách” là sao?
Thấu hiểu chuỗi giá trị
Một vài năm trước, tôi cùng vài đồng nghiệp của mình ở Quỹ Eileen Fisher và nhóm Nhận thức xã hội Eileen Fisher cùng bắt tay vào làm dự án Handloom. Vài người trong chúng tôi nhận ra một vài chỗ lỏng lẻo trong chuỗi cung ứng. Mặc dù những công nhân làm việc trong nhà máy được bảo vệ về sức khỏe thể chất và tinh thần (dựa trên những luật lệ và hệ thống hỗ trợ), những công nhân làm trong làng (và phần lớn là ở nhà) phải làm việc trong những điều kiện không đảm bảo về sức khoẻ và sự an lạc của họ. Thường thường, cách giải quyết sẽ là đi nói với họ rằng : chúng tôi biết giải pháp nào là tốt nhất và chúng tôi sẽ đề ra giải pháp có lợi cho...chúng tôi.
“Lắng nghe những quan điểm từ tận cùng ngóc ngách” tức là ngồi xuống với những người thợ dệt và truyền thông để lắng nghe cảm xúc của họ về những vấn đề họ phải đối mặt thường ngày, và đề ra những giải pháp với họ - những người sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những giải pháp đó. Điều đó có nghĩa là chuyển cách tiếp cận từ “Tui đang làm cho bạn đó!” thành “Tui đang làm điều này với bạn”. Hiện tại, dự án Handloom đang được điều hành bởi SEWA (đầy đủ : Self Employed Women’s Association). SEWA thúc đẩy những nhóm phụ nữ làm lãnh đạo chia sẻ, trao đổi kiến thức và tập hợp nhiều đội nhóm để lắng nghe nhu cầu của họ và phát triển những ý tưởng về việc dấn thân và tạo ra những thay đổi tích cực.
Lãnh đạo hệ sinh thái là thực sự cần thiết trong thế giới của chúng ta ngày nay. Đây là một lời mời cho tất cả chúng ta để cùng vượt qua góc nhìn hạn hẹp, cá nhân thường thấy, đến một không gian đủ rộng để thấu hiểu điều gì là thực sự cần thiết cho tập thể - tập thể ở đây không chỉ nói đến một quốc gia, mà là một thế giới (dĩ nhiên, thế giới thì chỉ có một mà thôi!).
Gần đây, tôi viết một bài báo về những ‘hố đen’ khi làm lãnh đạo. Ở học phần thứ hai của khóa học, chúng tôi học về ‘đáy của chữ U’, tức là học về ý nghĩa của việc hành động theo tiếng gọi sâu bên trong mình, mà ở đó, tôi có mối liên hệ mật thiết đến bản ngã của tôi (‘S’, hay chữ ‘Self’ trong Thuyết chữ U), và có thể thực thi được những công việc của mình (‘W’, hay chữ ‘Work’ trong Thuyết chữ U). Tôi phải dành một chút thời gian để kết nối lại với lý do của sự tồn tại của tôi trên đời này, và hỏi : Tôi được sinh ra để phụng sự cho điều gì? (Không phải căn cứ vào việc cỏn con như soạn thảo một cái bản tính cho ai đó đâu nhé, mà vào những tài năng tôi có và những kinh nghiệm tôi nhận được!). Cơ mà, miễn bàn tới tất cả những câu trích dẫn kiểu “đi tìm tiếng gọi bên trong của bạn”, “bùng cháy với đam mê”, “theo đuổi những gì làm bạn vui vẻ” đi nghen. Mấy câu đó thì hay đó, nhưng mà thật sự không nói lên hết được những gì bạn phải trải qua để tìm được mục đích cho sự tồn tại của mình đâu!
Vẫn là… làm điều quan trọng
Trong mấy năm trở lại đây, tôi có rất nhiều cơ hội, những người thầy, và nhiều không gian để hiện thực hóa những gì tôi quan tâm và tin tưởng. Dạo gần đây, khi Viện Đào tạo lãnh đạo Eileen Fisher bắt đầu vào mùa hè thứ mười (đây là một tổ chức và một cộng đồng mà tôi rất vui sướng được đồng sáng lập), tôi phải ngồi phản tư và đặt câu hỏi này cho mình : vậy rốt cục điều gì thực sự quan trọng? Tôi được mách bảo phải làm những gì tiếp theo? Làm sao tôi có thể tiếp tục tập trung vào những điều tạo ra ảnh hưởng? Sự thật là, dù tôi có hỏi điều này hằng ngày, hằng tháng, năm hay mười năm một lần, có rất nhiều điều đi kèm: đó là nỗi sợ, đó là sự thất vọng, là buồn rầu, là lo âu.
Trong suốt học phần thứ hai của khóa học Lãnh đạo Eileen Fisher, chúng tôi được học về sự kiên trì trong những việc mình làm và việc giữ lòng dũng cảm ngay cả trong những thời khắc bất định. Chúng tôi đã học về sự kiên cường khi đứng giữa những bất công từ nhỏ nhặt nhất đến nghiêm trọng nhất. Chúng tôi đã được khám phá về việc đi vào quá trình ‘Absencing’ để có thể nhìn và cảm nhận ‘một tương lai đang phát triển’, mà Otto gọi là ‘Presencing’. Chúng tôi nghĩ rằng Absencing không nhất thiết phải trái ngược hoàn toàn với Presencing. Nó có thể là lúc quá trình Presencing đang bị ‘ngắt kết nối’, hay cũng có thể là trở về lại những hình thái tư duy cũ (sự đánh giá, nỗi sợ hãi, hay sự ngờ vực). Ví dụ cụ thể hơn nhé! Hãy quay lại nhìn chỗ lỏng lẻo trong chuỗi cung ứng ban nãy, một người bất kỳ có thể ở chính xác hoàn cảnh đó và xử sự theo những cách khác nhau : 1) người đó rất giận dữ và bức xúc, 2) người đó lập tức đi ra khỏi chuỗi cung ứng, hay 3) ở lại (dù vẫn giận dữ), và đủ can đảm để cho mình một cơ hội ngồi lại, đối mặt với vấn đề, và có thể nghĩ ra những giải pháp mới.
Điều quan trọng là chúng ta luôn quay lại tập trung với những gì tạo ra ảnh hưởng, và là chúng ta luôn hằng ngày, hằng giờ luyện tập trở về với bản thân mình, hỏi ý kiến của mọi người, phụng sự mọi chuyện trên đời, và làm việc của chúng ta. Khi chúng ta gọt dũa bớt những góc cạnh của bản thân mình, chúng ta mới có thể có thêm không gian để phát triển, những input mới cho những hình trạng mà chúng ta không thể nào ngờ tới được là mình có thể đạt tới như vậy.
Chúng ta cần phải luyện tập điều này với cả thân thể nữa, vì chỉ ‘biết’ thì không bao giờ đủ. Chúng ta cần cảm nhận chúng trong xương, trong thịt mình. Tâm trí của chúng ta không đắm chìm trong những trải nghiệm thế giới thường nhật, mà chỉ có thân thể của chúng ta mới làm được điều đó thôi!
Tóm lại, Lãnh đạo Hệ sinh thái tức là :
Để tim mình vỡ ra nghìn mảnh đi, đủ để nói “Tôi không biết!”, và cộng tác với mọi người để chắc chắn rằng chúng ta đưa ra những câu hỏi đúng
Nhìn và cảm nhận mọi thứ xung quanh nhẹ nhàng thôi; có thể nhìn từ góc độ cá nhân hay tập thể.
Đủ kiên trì để nán lại khi việc quá khó hay ai cũng bỏ cuộc, và đủ can đảm để tìm ra những giải pháp, hay những khả năng khác
Tôi sẽ quay trở lại Berlin vào tháng 11 để học nốt Module 3.