Trên toàn thế giới, các chính phủ đang thể hiện sự quan tâm đến AI. Điều này cũng phần nào phản ánh nhận thức ngày càng tăng về mức độ đột phá của các công nghệ AI, cùng với nhu cầu về tính pháp lý.
Các cơ quan quản lý thường được cho là có thái độ cản trở thay vì tạo điều kiện phát triển AI. Tuy nhiên, cần hiểu rõ mục tiêu cuối cùng của các nhà quản lý AI là khuyến khích những ứng dụng và xu hướng phát triển mang tính nhân văn của AI. Để áp dụng vào thế giới thực, AI có năng lực cao cũng cần phải có đạo đức.
Theo Harry Armstrong, Giám đốc Công nghệ Tương lai của Nesta, giá trị đạo đức của AI được xác định bằng chính mục đích sử dụng nó. Các công ty lớn luôn sẵn sàng và kiên trì theo đuổi sử dụng AI, nhưng rõ ràng họ thiếu những kiến thức về đạo đức của AI cũng như cách thức để đo lường tác động của AI.
Khi AI dần được ứng dụng trong toàn xã hội, nhu cầu kiểm soát này sẽ ngày càng cao. Nhưng một trở ngại lớn đối với các nhà quản lý cấp toàn cầu là tồn tại sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia. Thúc đẩy AI có “đạo đức” hay có “luân lý” khiến cho các nhà quản lý phải đối mặt với thách thức tạo ra một quy tắc ứng xử toàn cầu. Có lẽ đây sẽ là lúc các tập đoàn chứng tỏ được vai trò hỗ trợ cho chính phủ, bằng cách áp dụng các chiến lược hợp tác và ủng hộ hoạt động Dữ liệu Mở.
PV (Theo KGM)