Theo Liên minh vaccine Covax khoảng chín trong mười người ở các nước nghèo có nguy cơ sẽ không được tiêm chủng trong năm tới.

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

Một kinh nghiệm thường thấy vào các dịp bị phong tỏa vì corona nhiều mặt hàng tiêu dùng phổ biến như mì sợi, giấy vệ sinh đã bị mua bằng hết ở các siêu thị, những người đến chậm chỉ còn thấy các kệ hàng trống rỗng. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở các nước nghèo trên thế giới.

Các nước đó ngỏ ý mua vaccine cho người dân nước mình khi mà thuốc đã bị các nước giàu vơ vét hết với khối lượng mà họ không thể sử dụng hết.

Theo số liệu của Unicef EU, đứng đầu bảng tuyệt đối về tích trữ vaccine, với tổng số dân là 450 triệu người EU đã ký hợp đồng mua 1,305 tỷ liều vaccine, tiếp theo là Hoa Kỳ mua 1,1tỷ liều (dân số 328 triệu). Nước Anh ký hợp đồng mua trên 357 triệu liều (dân số 67 triệu), Canada ký mua 342 triệu liều trong khi số dân là 37 triệu, Nhật Bản đặt mua 340 triệu liều, dân số 126 triệu.

Trong khi đó Liên minh vaccine Covax nhằm đảm bảo cung cấp công bằng vaccine cho các nước có thu nhập thấp và trung bình chỉ có thể thu mua được 700 triệu liều. Con số này cho thấy các nước giàu đã quăng một mẻ lưới an toàn về corona vơ vét vaccine tranh hết phần của các nước nghèo trên thế giới.

Do đó tuần qua một Liên minh các tổ chức phi chính phủ đã rung chuông báo động. People’s Vaccine, trong đó có một số tổ chức như Oxfam và Amnesty International là thành viên đã đề cập các nước giàu, chỉ chiếm 14 % dân số thế giới đã vơ vét tới 53% loại vaccine có nhiều hứa hẹn.

Do đó có nguy cơ chín phần mười dân số các nước nghèo trong năm tới không có cơ hội tiếp cận vaccine chống Covid-19, nếu như không có một sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách.

“Việc tích trữ vaccine đang phá hoại nỗ lực toàn cầu nhằm bảo đảm để mọi người ở bất cứ đâu đều được bảo vệ chống lại Covid-19”, theo Steve Cockburn, trưởng ban Kinh tế và công bằng xã hội của Amnesty International.

“Các nước giàu không những chỉ có nghĩa vụ rõ ràng về quyền con người ở chỗ không cản trở việc tiếp cận với các loại vaccine ở bất cứ đâu mà còn có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ để các nước cần vaccine có thể tiếp cận được chúng”. Việc các nước giàu mua vét một lượng lớn các loại vaccine trên thế giới chứng tỏ họ không thực hiện các nghĩa vụ về quyền con người của mình.

Thực tế Unicef đã đưa ra các con số tạo nên một bức tranh hơi có phần méo mó bởi lẽ các hợp đồng với các công ty chưa hoàn thiện các vaccine của họ đến bước cuối cùng. Tuy nhiên nếu người ta chỉ tính đến những loại vaccine đã trải qua hai giai đoạn thử nghiệm cuối cùng thì lượng dư thừa cũng đã là quá lớn.

Nếu tính theo đầu người thì Canada đứng ở vị trí đầu bảng, lượng vaccine mà họ đặt mua cao gấp năm lần nhu cầu thực tế, tiếp theo là nước Anh đặt mua một lượng vaccine nhiều gần gấp ba lần nhu cầu thực tế tính theo số dân. Hoa Kỳ đặt mua gấp đôi so với số dân, Liên minh châu Âu mua gấp một lần rưỡi.

Trên đây là đánh giá của tờ “New York Times”, dữ liệu của Unicef, của Đại học Duke và Airfinity, một công ty chuyên phân tích các số liệu khoa học. Nếu tính cả các loại tùy chọn đối với các loại vaccine đầy triển vọng thì mức độ dư thừa sẽ còn rõ rệt hơn nữa.

Những quốc gia giàu có nhất thế giới bỗng nhiên trở thành những kẻ trục lợi ích kỷ

Có các nguyên nhân có thể hiểu được về tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu đối với vaccine. Xét cho cùng, khi đại dịch mới bùng phát không ai biết chắc chắn trong số 64 dự án phát triển vaccine, dự án nào cuối cùng sẽ thành công. Do đó để yên tâm các nước giàu có cứ đặt với khối lượng lớn đối với các nhà sản xuất khác nhau, để đề phòng trường hợp cuối cùng chỉ có một hoặc vài ba hãng chế tạo thành công vaccine chống Covid-19.

Giờ đây riêng tại các nước phương Tây đã có tới ba loại vaccine đầy triển vọng và trên bình diện thế giới có tới 10 vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, điều này là đáng mừng, tuy nhiên vì thế mà những nước giàu có nhất thế giới bỗng nhiên bị coi là những kẻ đầu cơ tích trữ ích kỷ.

Một số nước và liên minh các quốc gia như EU có lượng dư thừa quá lớn đã có một số tuyên bố lấp lửng dành số thuốc dư thừa này cho các nước khác. Có điều cho đến thời điểm này không ai biết điều này chính xác sẽ diễn ra như thế nào và nhất là khi nào thì thực hiện.

Thí dụ, Eric Mamer, phát ngôn viên của Ủy ban-EU nói tại một cuộc họp báo hôm thứ hai vừa qua “Có nhiều thứ còn bị để ngỏ, thí dụ như kế hoạch cụ thể và nhịp độ cung cấp vaccine”. Chủ tịch Ủy ban EU bà Ursula von der Leyen khuyến khích tất cả các quốc gia EU bàn giao những vaccine dư thừa, Ủy ban sẵn sàng tạo một cơ chế của châu Âu để tiếp tục chuyển giao các loại vaccine cho các quốc gia khác.

Theo một bài báo nội bộ thông qua hãng thông tấn Reuters thì EU đang cân nhắc chuyển 65 triệu liều, tương đương 5% lượng vaccine cần có cho châu Âu, cho các nước nghèo. Tuy nhiên điều này sẽ không diễn ra thông qua Liên minh tiêm chủng Covax , mặc dù EU cũng tài trợ cho tổ chức này. Mục tiêu của sáng kiến-covax được sự ủng hộ của WHO và Quỹ - Gates đến cuối năm 2021 cung cấp hai tỷ liều vaccine cho 92 nước nghèo nhất thế giới. Ngay cả khi mục tiêu này đạt được thì cũng chỉ có khoảng 20% dân số ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình được bảo vệ trước Covid-19.