Sau bầu cử, các nhà khoa học chờ đợi xem chính phủ mới của Thủ tướng Trudeau sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư cho sự phát triển của khoa học, đặc biệt là trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu như thế nào.
Các nhà nghiên cứu Canada cho biết, chiến thắng của Đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau là một tín hiệu tốt cho khoa học. Trước khi có kết quả bầu cử, nhiều nhà khoa học đã lo ngại vì người bầu cử có thể lật ngược thế cờ và bỏ phiếu cho Đảng Bảo thủ đối lập, vốn không coi khoa học là ưu tiên, kể từ khi nắm quyền vào năm 2006. “Điều này đã gây ra tác động tiêu cực đối với đổi mới sáng tạo trong suốt thời kỳ đó”, Tanguy nói.
Tín hiệu tốt cho khoa học
Đảng Tự do giành chiến thắng với lời hứa tăng đầu tư cho nền kinh tế, tuy nhiên trong nhiệm kỳ mới, chính phủ của ông Trudeau không nắm nhiều ghế trong Quốc hội và sẽ phải bắt tay với hai đảng nhỏ hơn là Dân chủ mới (NDP) và Parti Québécois. Do vậy, sẽ rất khó khăn để đạt được sự đồng thuận trong việc thông qua ngân sách và luật.
Ông Rémi Quirion, người phụ trách khoa học ở Quebec cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chi ngân sách cho khoa học cũng như thông qua các đạo luật quan trọng. Quirion dự đoán, những thay đổi trong chính sách khoa học có thể đến nhưng ông cũng nhấn mạnh là chưa thấy bất kỳ tín hiệu nào về sự dịch chuyển lớn trong chính sách đầu tư cho khoa học trong nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Trudeau, mặc dù ông từng sẵn sàng đầu tư cho khoa học và làm được nhiều điều cho khoa học.
Katie Gibbs, người điều hành cuộc vận động của nhóm Bằng chứng dân chủ ở Ottawa, cho biết: “Rất nhiều quyết định của chính phủ do ông nắm giữ đã ủng hộ khoa học, bao gồm những khoản đầu tư mới, quan tâm đến các vấn đề của môi trường như biến đổi khí hậu và bảo tồn hệ sinh thái đại dương và cho phép các nhà khoa học tự do nói lên quan điểm của mình”.
Chị cũng nêu thêm, việc ba nhân vật của Đảng Dân chủ tham gia vào cuộc bầu cử Kirsty Duncan (Bộ trưởng Bộ Khoa học), Catherine McKenna (Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu) và Navdeep Bains (Bộ trưởng Bộ Đổi mới sáng tạo, khoa học và Phát triển kinh tế) là “một tín hiệu tốt”. Hơn nữa, Đảng Tự do, cũng như Đảng Tân dân chủ và Đảng Xanh, đều cam kết có một cố vấn khoa học chính và một ban cố vấn khoa học để có thể cung cấp những tư vấn và bằng chứng khoa học cho chính phủ trong nhiều lĩnh vực. “Có thể là có một không gian mới để kết nối khoa học với chính phủ và có thể tạo dựng những mối liên kết bền chặt hơn giữa EU và Canada,” chị dự đoán.
Vẫn thiếu cam kết
Tuy nhiên, có một điều ai cũng nhận ra rằng các vấn đề của khoa học ít có kết nối với cuộc vận động bầu cử lần này, dẫu cho Đảng Tự do cam kết sẽ ưu tiên cho khoa học xã hội và bệnh nhi ung thư (dự kiến đầu tư 30 triệu đô la Canada - tương đương 23 triệu USD) cũng như việc gia tăng đầu tư cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Và họ cũng không đề cập đến “Đánh giá về Khoa học cơ bản 2017”, một báo cáo độc lập do Bộ trưởng Bộ Khoa học Kirsty Duncan thực hiện, đã phát hiện ra Canada đã bị rớt lại phía sau nhiều quốc gia trong nghiên cứu cơ bản và đầu tư cho khoa học. Báo cáo còn đưa ra nhiều khuyến nghị nhằm xoay chiều tình thế, bao gồm gia tăng đầu tư từ 3,5 tỷ đô la Canada hằng năm lên 4,8 tỷ đô la Canada mỗi năm. Chính phủ dường như cũng thực hiện theo một số khuyến nghị trong báo cáo này nhưng thực chất thì cũng không tăng nhiều ngân sách cho khoa học như đề xuất mà chỉ nâng lên 4 tỷ đô la Canada.
“Các nhà khoa học đã tìm thấy một sự thật là họ không rõ Đảng Tự do lập kế hoạch làm gì với khoa học”, Farah Qaiser, một thạc sỹ hệ gene tại trường Đại học Toronto, nói.
Mặt khác, có một vấn đề với chính phủ của ông Trudeau là thiếu nhất quán trong chính sách về môi trường. Nhiều người đã ủng hộ một số đảng khác do họ thấy những đảng này quan tâm đến môi trường, khoa học khí hậu, Martha Crago, hiệu phó phụ trách nghiên cứu và đổi mới sáng tạo tại trường Đại học McGill, nói.
Chính phủ nhiệm kỳ trước của ông Trudeau đã giới thiệu thuế trong năm 2019 và thiết lập mục tiêu cắt giảm phát thải vào năm 2050. “Tuy nhiên thủ tướng đã đầu tư vào một dự án dẫn đầu và điều đó khiến ông phải có những bước đi hiệu quả hơn trong lĩnh vực biến đổi khí hậu”, Crago nói. Hành động mở rộng ống ống dẫn dầu Trans Mountain đã vấp phải nhiều rào cản pháp lý và sự phản đối của các nhà vận động môi trường.
Trong khi đó, khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng với các nhà khoa học Canada. Trong một cuộc khảo sát các nhà khoa học làm việc cho các cơ quan của chính phủ do một cơ quan phụ trách lao động liên bang thực hiện, 94% người được hỏi cho biết biến đổi khí hậu là một “khủng hoảng” cần thiết phải hành động tức thì, 20% người nói rằng Canada vẫn hành động chưa đủ để có được kết quả nào đó. “Các nhà khoa học trẻ đặc biệt lo ngại về khí hậu”, Qaiser nói.
Mở rộng hợp tác quốc tế
Martha Crago cho rằng, việc ông Trudeau tái thắng cử cho thấy một tín hiệu khác, sáng kiến nghiên cứu quốc tế New Frontiers in Research Fund nhằm đầu tư cho các dự án liên ngành và mở với cộng đồng quốc tế, sẽ được tiếp tục. Với một chương trình đặc biệt khuyến khích cộng tác quốc tế, con đường dẫn các nhà nghiên cứu Cadana đến với các chương trình nghiên cứu của nhiều quốc gia khác, đã được mở ra. Dự kiến sáng kiến này sẽ ra mắt vào cuối năm 2020, Crago cho biết.
Những mối quan hệ giữa Canada và châu Âu ngày một thắt chặt. Hiện Canada là một trong tám quốc gia mà EU muốn thảo luận cùng với các quốc gia thành viên của họ về chương trình tài trợ cho nghiên cứu mang tên Horizon có kinh phí 94,1 tỷ euro.
“Về phương diện quan hệ quốc tế, ông Trudeau sẽ cố gắng duy trì. Anh cần phải mở mang phạm vi hoạt động bên ngoài của mình, nhất là khi anh đứng đầu một chính phủ mà số ghế trong Quốc hội ít hơn mong muốn. Mặt khác, ít nhất việc hợp tác với những đảng khác khiến ông ấy phải giữ lời hứa – ông ấy sẽ phải làm những việc một cách cẩn thận nhất,” Crago cho biết thêm.