Rất ít địa chỉ cung ứng được nguồn dược chất
Theo GS-TS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, nhu cầu sử dụng Tc – 99m đang ngày càng tăng. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện chỉ có Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tập trung cung ứng TC-99m cho các cơ sở y học hạt nhân cả nước. Mới đây có thêm 4 Cyclotron hoạt động để cung cấp dược chất phóng xạ dùng cho máy PET/CT.
ThS Dương Văn Đông - Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế đồng vị phóng xạ, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết tính đến cuối năm 2015, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động khoảng 40.920 giờ, trung bình mỗi năm hoạt động được 1.200 giờ an toàn và khai thác hiệu quả. Hơn 90% thời gian hoạt động lò phản ứng và hơn 80% công suất chiếu xạ đã được khai thác cho nghiên cứu và sản xuất đồng vị phóng xạ.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạtchính thức đưa vào hoạt động năm 1984 và việc nghiên cứu điều chế các đồng vị phóng xạ và dược chất phóng xạ bắt đầu hình thành và phát triển. Viện Nghiên cứu hạt nhân đã thành công trong việc đưa các công nghệ nghiên cứu vào sản xuất ổn định và các sản phẩm phóng xạ đã được ứng dụng hiệu quả từ nhiều năm nay tại các khoa Y học hạt nhân của các bệnh viện trong nước.
Theo ông Đông, các chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng neutron trênLò phản ứng hạt nhân Đà Lạtvà tiếp đến là công nghệ xử lý hoá phóng xạ để thu được sản phẩm cuối cùng bảo đảm chất lượng cho sử dụng thực tiễn.
“Để phục vụ cho việc điều chế các chất phóng xạ, mỗi tháng lò phản ứng hoạt động liên tục 130-150 giờ ở công suất danh định 500kW, có thể đáp ứng 50% nhu cầu cung cấp các chất phóng xạ cho các cơ sở ứng dụng trong nước. Khả năng tự sản xuất các chất phóng xạ trong nước đã kích thích và là chỗ dựa vững chắc cho việc nghiên cứu, ứng dụng các chất phóng xạ trong sự phát triển chung của toàn xã hội” – ông Đông cho biết.
Đến nay, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã sản xuất và cung ứng hơn 6000Ci chất phóng xạ các loại. Việc sản xuất và cung ứng cácđồng vị phóng xạtừLò phản ứng hạt nhân Đà Lạtđã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạng lưới các khoa y học hạt nhân ở Việt Nam một cách hiệu quả. Các chất phóng xạ sản suất trênLò phản ứng hạt nhân Đà Lạtnhư I-131, Tc-99m, P-32, Cr-5, Sm-153, Lu-177, Au-198... được cung cấp cho các bệnh viện mỗi tháng 2 lần.
Chưa đáp ứng được nhu cầu thực tếCho rằng các đơn vị trong nước đã có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu dược chất và đồng vị phóng xạ, song TS Khoa cho rằng các đơn vị này hiện vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, trong 15 năm qua, hầu hết các loại ung thư tại Việt Nam đều gia tăng. Nếu như năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mắc ung thư thì tới năm 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi lên 126.000 ca. Ước tính vào năm 2020, số mắc ung thư sẽ gần 200.000 ca.Con số này đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng dược chất phóng xạ cũng ngày càng tăng lên. Đặc biệt, sau khi Quyết định số 1958/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020 được ban hành, việc triển khai, mở rộng các cơ sở y học hạt nhân đang có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng cũng như quy mô kỹ thuật. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu nguồn dược chất phóng xạ đang là bài toán bức thiết được đặt ra.
Trong khi đó ông Đông thừa nhận một thực tế làLò phản ứng hạt nhân Đà Lạtcó công suất lò thấp nên không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chính vì vậy hiện sản phẩm nhập ngoại chiếm khoảng 40-50% nhưng tỷ lệ nhập khẩu đang tăng nhanh vì nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều, cho dù giá của sản phẩm nhập ngoại cao hơn nhiều.
Trước tình hình đó, giới chuyên môn kiến nghị Nhà nước quan tâm, có chiến lược dài hơi để Việt Nam có thể chủ động hơn nữa trong việc sản xuất và cung ứng nguồn dược chất quý này nhằm kịp thời cứu người bệnh cũng như giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân.