“Hiện tượng hải sản chết bất thường thời gian qua tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là sự cố môi trường nghiêm trọng, bất thường, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta trên vùng biển rộng, nên việc xác định nguyên nhân phải thực hiện khẩn trương, thận trọng, chắc chắn, có căn cứ khoa học”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp ngày 1/5 về sự cố môi trường kể trên, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp với
Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, các bộ, ngành liên quan, kể cả huy động các nhà khoa học nước ngoài để nhanh chóng kết luận nguyên nhân một cách khách quan, độc lập.
Tìm đúng nguyên nhân có thể mất cả năm Về việc xác định thủ phạm gây ô nhiễm khiến cá chết bất thường dễ hay khó, thời gian qua có rất nhiều ý kiến trái chiều. Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, ông Phan Viết Khôi – Thạc sĩ khoa học công nghệ môi trường ở Bỉ, thạc sĩ an toàn sức khoẻ ở Mỹ, người có 14 năm làm tại trung tâm an toàn và môi trường dầu khí PetroVietnam - cho rằng, việc phân tích các chỉ tiêu hoá lý của nước, kim loại nặng bằng AAS hay phân tích các chất hữu cơ bằng GC-MS không quá phức tạp. Định hướng phân tích cái gì và phân tích ra sao mới là việc cần bàn.
Ông Khôi dẫn ví dụ về một chuyến khảo sát tràn dầu ven biển mà ông tham gia. Khi đó, các nhà khoa học thấy một vệt vàng nhầy khá dài trên biển, ngư dân cho biết vệt này gây ngứa khi tiếp xúc. “
Tôi vớt mẫu đó về phòng thí nghiệm, định phân tích trên GC-MS xem là độc tố gì. Tuy nhiên, khi cho dung môi vào thì không thể chiết được vì nó không phân lớp. Bước đầu tiên và đơn giản nhất đã thất bại. Đấy là chưa kể các độc chất trong tự nhiên thường không bền và dễ phân huỷ nhiệt ngay trên buồng bơm mẫu của máy GC-MS” - ông Khôi diễn giải.
Về việc đưa ra mối liên hệ giữa chất thải ra tại nguồn thải và cá chết ở khu vực cách nguồn thải cả trăm cây số, ông Phan Viết Khôi cũng cho là hoàn toàn không dễ. Lấy ví dụ 2 hóa chất của sản phẩm Nalco 7330 trong danh sách 45 sản phẩmhóa chất mà công ty Formosa nhập về sử dụng là 5-Chloro-2-Methyl-4-Isothiazolin-3-one và 2-Methyl-4-Isothiazolin-3-one, được cho là thuốc trừ sâu (pesticide) cực độc. Formosa nhập 200kg các hóa chấtsản phẩm này có hàm lượng hoạt chất 1-5%. Giả sử công ty sử dụng và thải ra môi trường 5kg sản phẩm trong một /ngày (toàn bộ sản phẩm nàyhoá chất trong kho dùng được khoảng hơn 1 tháng), lượng chất độc thải ra cỡ 50-250gam/ngày. Mỗi ngày Formosa thải ra chừng 10.000-12.000 tấn nước thải. Từ đó cho thấy, nồng độ các chất này trong nước thải vào khoảng 0,005 – 0,02 phần triệu (ppm) hay 5-20 phần tỷ (ppb).
“
Đây mới là trong nước thải ra ở ống xả. Nước thải ra biển Vũng Áng sẽ được pha loãng cả hàng ngàn lần nên nồng độ các chất có thể về đến phần ngàn tỷ (ppt). Nước về đến Quảng Bình, Quảng Trị được pha loãng đi bao nhiêu lần thì tôi không thể ước tính được. Đến tôm cá, các chất có phần tích tụ sinh học thì nồng độ cao hơn nhưng đây vẫn là ngưỡng rất khó để phân tích. Đấy là chưa kể các chất này ra đến môi trường có thể biến đổi thành chất khác. Tính toán như vậy để thấy rằng việc phân tích một đối tượng đã xác định trước vẫn không hề dễ” - ông Khôi phân tích.
Từ những lập luận của mình, ông Khôi cho rằng: “
Xác định nguyên cá chết từ nguồn thải tĩnh (như ống xả của Formosa) đã khó nhưng nguyên nhân từ các nguồn thải di động hay từ thiên nhiên lại càng khó hơn. Nên tôi hoàn toàn thông cảm với ông thứ trưởng Võ Tuấn Nhân - để tìm ra nguyên nhân có thể mất cả năm trời”.
Mọi thứ không thể theo gió bay đi
Đang cùng đoàn khảo sát trở lại Vũng Áng để lấy mẫu phục vụ công tác nghiên cứu, khi nghe phóng viên
Khoa học và Phát triển chia sẻ về lập luận của ông Khôi, PGS. TS Lê Văn Cát - Phòng Hóa môi trường, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, tỏ ý đồng tình. PGS Cát cho rằng, để tìm ra nguyên nhân một cách chính xác và có căn cứ khoa học, cần nhiều thời gian và nhiều chứng cứ, số liệu.
“
Thông thường, để xác định nguyên nhân cá chết trên biển, nếu chỉ đơn thuần xét nghiệm cá, mổ để xét nghiệm các chất tồn dư trong mang, gan, tim hay dạ dày cá thì các chất này cũng đã biến chất. Tất nhiên mọi thứ không thể theo gió bay đi hết, kiểu gì cũng có bằng chứng để lại. Tuy nhiên, tìm ra kết quả nhanh hay chậm và độ tin cậy ở mức nào thì chắc chắn phụ thuộc nhiều thứ và không thể vội vã quy kết. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, khoa học vẫn có thể truy cứu, tìm ra nguyên nhân để khẳng định cá chết vì lý do gì”- TS Cát nhấn mạnh.
Với việc truy tìm các chất kim loại nặng dưới biển, TS Cát cho rằng, phải tìm được bằng chứng các chất này đang tồn tại và tác động. Ví dụ, trong nước, chúng còn tồn tại dưới bùn, nước và cơ thể động vật, thực vật. Sẽ có cách để tìm ra và truy ngược lại để tìm nguồn xả.
“
Để tuân thủ đúng quy trình bài bản mà không đưa kết luận một cách cảm tính, rất cần định hướng đúng. Nếu không, sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền của” – ông Cát cảnh báo.