Kỷ nguyên Internet đã xóa nhòa mọi ranh giới quốc gia, giúp chúng ta tiếp cận các tài sản trí tuệ một cách dễ dông - Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - cho biết.

Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Ảnh: Lê Loan
Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Ảnh: Lê Loan

Nhưng sự dễ dàng này lại đi kèm với khó khăn trong bảo vệ tài sản trí tuệ. Những người sáng tạo phải đầu tư rất nhiều thứ để có một sản phẩm tốt, nhưng khi đưa lên mạng lại bị đánh cắp. Hệ thống sở hữu trí tuệ phải vận hành theo hướng có thể bảo vệ những sáng tạo trong môi trường số, để các tác giả thu được lợi nhuận, tái đầu tư và tiếp tục sáng tạo.

Đây là lý do mà năm 2016, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới chọn lĩnh vực công nghệ số làm chủ đề của IP Day 2016 với khẩu hiệu “Sáng tạo số: Tái hiện văn hóa”. Sáng tạo trong môi trường số là một thách thức hết sức lớn, phải cân bằng hai phía: Một bên là người dùng cần tận dụng ưu thế của công nghệ Internet để khai thác sản phẩm sáng tạo, một bên là người làm ra sản phẩm cần được bảo vệ quyền lợi để có cảm hứng, động lực tiếp tục sáng tạo.

Với việc tham gia TPP, Việt Nam càng phải xử lý mạnh vấn đề vi phạm bản quyền trên môi trường số. TPP cảnh báo, mọi hành vi xâm phạm bản quyền trên Internet nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý giống như ở môi trường thực. Người có hành vi xâm phạm quyền SHTTcó thể bị truy tố hình sự và bỏ tù.

>> Làm gì để nâng cao nhận thức và bảo về quyền sở hữu trí tuệ?