Luật sư Benjamin Lehberger thuộc Công ty luật hàng đầu của Mỹ St. Onge Steward Johnston & Reens khuyên startup chú ý những điểm sau trong chiến lược bảo vệ TSTT, đặc biệt là sáng chế:
Bằng độc quyền sáng chế - một tài sản trí tuệ cần có chiến lược bảo vệ. Ảnh: ClearFacts
Đăng ký bảo hộ sớm nhất có thể, thậm chí ngay khi phát triển sáng chế. Theo luật Mỹ, bạn có khoảng 1 năm “ân hạn” từ lần đầu công bố sáng chế đến khi hoàn tất đăng ký bảo hộ bản quyền, còn sau đó là quá muộn. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng áp dụng điều này. Việc công khai sáng chế trước khi đăng ký bảo hộ khiến việc bảo vệ quyền SHTT của bạn ở nước ngoài trở nên không thể. Vì vậy, nên giữ bí mật cho tới khi nhận được văn bằng bảo hộ.
Đăng ký bảo hộ lại khi đã cải tiến sáng chế: Khi startup của bạn phát triển sản phẩm, mỗi tính năng mới đều nên được bảo hộ bản quyền để tránh trường hợp khi xảy ra tranh chấp, sản phẩm của bạn không được bảo hộ đầy đủ, thậm chí không được bảo hộ do quá khác với bản mẫu đăng ký. Nếu sản phẩm được phát triển nhanh, có thể đăng ký bằng sáng chế tạm thời trước khi đăng ký bảo hộ hoàn toàn với sản phẩm (điều này không có ở Việt Nam).
Đừng đợi có bằng sáng chế mới thương mại hóa. Bằng sáng chế có thể giúp gọi vốn và đảm bảo chỗ đứng của bạn trên thị trường. Tuy nhiên, từ lúc nộp đơn đến khi cầm được bằng trong tay là một khoảng thời gian khá dài (ở Mỹ có thể tới 2 năm). Trong thời gian đợi, bạn cần xây dựng thương hiệu, danh tiếng cũng như kiếm lợi nhuận từ sáng chế đó.
Chú tâm tới cả bảo đảm quyền kiểu dáng công nghiệp. Thông thường, một bằng sáng chế hợp pháp chỉ bảo vệ cách thức sử dụng và vận hành của sản phẩm, còn bảo đảm quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ bảo hộ cho hình thức bề ngoài. Việc này còn bị nhiều nhà sáng chế xem nhẹ. Tính đến năm 2015, Cục Sáng chế Mỹ đã cấp hơn 9,2 triệu bằng sáng chế nhưng mới chỉ có 746.000 bằng cho bảo đảm quyền kiểu dáng công nghiệp.
Không nên chỉ dựa vào bằng sáng chế để phát triển startup. Cần xây dựng thương hiệu đặc biệt và bảo vệ nó bằng một nhãn hiệu đã đăng ký. Có một nhãn hiệu mạnh và dễ nhận biết là cách phân biệt bạn với đối thủ dễ dàng và có giá trị nhất. Không như bằng sáng chế, nhãn hiệu được đăng ký không bao giờ hết hạn sử dụng khi bạn còn dùng nó.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty, bạn cần chú ý tới vấn đề bản quyền và bí mật thương mại trong chiến lược bảo hộ TSTT của mình.