Lưới đánh cá, bao bì và các mảnh vụn nhựa khác đang đe dọa nhiều rạn san hô ở những vùng biển sâu nhất.

Một nghiên cứu mới đã khảo sát 84 hệ sinh thái san hô tại 25 địa điểm trên khắp các lưu vực Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương và tìm thấy các mảnh vụn nhựa từ các hoạt động của con người ở 77 hệ sinh thái, cả ở những vùng biển nông và sâu. “Những nơi này không nguyên sơ như chúng ta nghĩ”, Hudson Pinheiro, nhà sinh vật biển tại Đại học São Paulo (Brazil), tác giả chính của nghiên cứu được đăng tải trên tạp chíNature, cho biết.


Cá ở một rạn san hô ngoài khơi Brazil bị mắc vào chiếc lưới bỏ đi.

Phần lớn các mảnh nhựa được tìm thấy ở những rạn san hô xa bờ là dụng cụ đánh cá bị vứt bỏ, như lưới và dây câu. Ở một số địa điểm, lưới đánh cá mắc kẹt trong các rạn san hô gây ra hiện tượng "đánh cá ma", khi lưới bỏ đi tiếp tục bẫy và giết cá.

Dây câu bị vứt bỏ trên một rạn san hô gần Cape Verde.

Đối với các hệ sinh thái biển khác, chất thải nhựa nhân tạo thường tập trung gần bề mặt và chủ yếu bao gồm các sản phẩm nhựa tiêu dùng. Nhưng đối với các hệ sinh thái san hô thì ngược lại, những rạn san hô ở sâu hơn bị ô nhiễm nhựa nặng nề hơn các rạn san hô ở vùng nước nông. Nguyên nhân là các rạn san hô ở vùng nước nông tiếp xúc với sóng mạnh hơn, đẩy nhựa ra ngoài hoặc đẩy nhựa xuống sâu. Các dự án dọn dẹp nhựa chủ yếu diễn ra ở các rạn san hô thuộc vùng nước nông.

Một chiếc giày cũ nằm giữa smột rạn san hô gần Philippines.

Các rạn san hô ở sâu hơn dưới đại dương là nơi sinh sống của nhiều loài cá, đây là lý do lưới và ngư cụ là các loại rác thải nhựa phổ biến nhất trong các hệ sinh thái này. Các vùng nước nông ngày càng ít cá, do dó ngư dân chuyển hướng đánh bắt sang các vùng biển sâu và lượng rác thải phản ánh điều này.

Các sinh vật biển sống bên cạnh nhựa thải ở độ sâu lên đến 130 mét.

Chất thải nhựa có thể làm hại hệ sinh thái san hô theo nhiều cách. Dây và lưới vướng vào và làm gãy san hô. Các mảnh vụn nhựa chứa vi khuẩn và các vi sinh vật khác gây bệnh cho san hô.

Dây câu vướng vào một rạn san hô sâu 100 mét ở phía tây Thái Bình Dương.

Nhưng loại bỏ ô nhiễm nhựa ở các rạn san hô dưới biển sâu, theo các tác giả nghiên cứu, không đơn giản vì đánh bắt cá bằng lưới và ngư cụ là sinh kế của nhiều người.

Một chiếc túi nhựa trôi dạt quanh một trong những rạn san hô của Oman.

Roisin Greene, đồng giám đốc của Quan hệ đối tác về nhựa toàn cầu thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (GPAP), nói rằng những nghiên cứu như của nhóm Pinheiro cho thấy tác động của nhựa khi nó rò rỉ ra môi trường và giúp các nhóm như GPAP có thể đưa ra khuyến nghị tốt nhất cho các bên liên quan.

Nguồn: