Lần đầu tiên các em học sinh trung học phổ thông ở thủ đô và một số tỉnh lân cận có cơ hội trải nghiệm Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ Nano tại phòng sạch của Đại học Bách khoa Hà Nội.


Hoạt động này do Viện Điện tử Viễn thông kết hợp cùng Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS) triển khai thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Một ngày là sinh viên Bách khoa”. Trong ảnh: Các nhà nghiên cứu ở ITIMS sẵn sàng đón các vị khách đặc biệt của mình.
Hoạt động này do Viện Điện tử Viễn thông kết hợp cùng Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS) tổ chức trong khuôn khổ chương trình “Một ngày là sinh viên Bách khoa”. Trong ảnh: Các nhà nghiên cứu ở ITIMS sẵn sàng đón các vị khách đặc biệt của mình.

Tại đây, sau khi được giới thiệu về chương trình đào tạo Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ Nano, về khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp, khả năng xin học bổng du học và làm việc ở nước ngoài, các bạn học sinh được hướng dẫn trải nghiệm các bước mô phỏng, thiết kế và chế tạo cảm biến bán dẫn như cảm biến áp suất, cảm biến gia tốc, cảm biến khí, cảm biến từ, con chíp sinh học, trong phòng sạch. Trong ảnh: PGS Chu Mạnh Hoàng giới thiệu quy trình chế tạo cảm biến áp suất cho các bạn học sinh chuyên lý ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tại đây, sau khi được giới thiệu về chương trình đào tạo Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ Nano, về khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp, khả năng xin học bổng du học và làm việc ở nước ngoài, các em học sinh được hướng dẫn trải nghiệm các bước mô phỏng, thiết kế và chế tạo cảm biến bán dẫn như cảm biến áp suất, cảm biến gia tốc, cảm biến khí, cảm biến từ, con chíp sinh học, trong phòng sạch. Trong ảnh: PGS Chu Mạnh Hoàng giới thiệu quy trình chế tạo cảm biến áp suất cho các em học sinh chuyên lý ĐH Sư phạm Hà Nội.

Đặc biệt, các em được hướng dẫn bởi đội ngũ 100% các thầy tu nghiệp tiến sỹ từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong ảnh: GS Vũ Ngọc Hùng giải thích và hướng dẫn các bạn học sinh của trường chuyên ở Bắc Giang kiểm tra cấu trúc của con quay vi cơ, linh kiện được lắp đặt trong rất nhiều thiết bị cầm tay.
Đặc biệt, các em được hướng dẫn bởi đội ngũ 100% các thầy tu nghiệp tiến sỹ từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong ảnh: GS Vũ Ngọc Hùng giải thích và hướng dẫn các bạn học sinh của trường chuyên ở Bắc Giang kiểm tra cấu trúc của con quay vi cơ, linh kiện được lắp đặt trong rất nhiều thiết bị cầm tay.

PGS Nguyễn Văn Duy trình diễn hệ thống phân tích thành phần không khí và cảm biến báo khói, báo cháy từ mạng cảm biến không dây. Những cảm biến này được nghiên cứu và phát triển, trên cơ sở các vật liệu nhạy khí cấu trúc nano, tại Viện ITIMS.
PGS Nguyễn Văn Duy trình diễn hệ thống phân tích thành phần không khí và cảm biến báo khói, báo cháy từ mạng cảm biến không dây. Những cảm biến này được nghiên cứu và phát triển, trên cơ sở các vật liệu nhạy khí cấu trúc nano, tại Viện ITIMS.

Học sinh Trường THPT Khoa học Giáo dục thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội quan sát con chíp đo gia tốc, một thành phần không thể thiếu trong túi khí của xe hơi. Đây cũng là minh họa thú vị về ứng dụng của định luật 2 Newton mà các em đã học.
Học sinh Trường THPT Khoa học Giáo dục thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội quan sát con chíp đo gia tốc, một thành phần không thể thiếu trong túi khí của xe hơi. Đây cũng là minh họa thú vị về ứng dụng của định luật 2 Newton mà các em đã học.

Các bạn học sinh chuyên Thái Bình cảm thấy rất phấn khích khi được giải thích về việc thiết kế, chế tạo bộ mặt nạ dùng cho chế tạo đi-ốt quang (photo diode), một nội dung thực hành trong chương trình đào tạo.
Các em học sinh trường chuyên ở Thái Bình cảm thấy rất phấn khích khi được giải thích về việc thiết kế, chế tạo bộ mặt nạ dùng cho chế tạo đi-ốt quang (photo diode), một nội dung thực hành trong chương trình đào tạo.

Có không ít bạn nữ tham gia chương trình, khiến các nhà nghiên cứu ở ITIMS vừa bất ngờ vừa vui.
Có không ít bạn nữ tham gia chương trình, khiến các nhà nghiên cứu ở ITIMS vừa bất ngờ vừa vui.

Nụ cười rạng rỡ của của thầy Hiệu phó ĐH Bách khoa, PGS. Trần Văn Tớp và PGS. Mai Anh Tuấn, Viện ITIMS. Theo PGS. Mai Anh Tuấn, anh và đồng nghiệp đã trông đợi những chương trình như thế này từ hơn 10 năm nay, xuất phát từ ước mơ Việt Nam có đủ nguồn nhân lực để đưa ngành sản xuất điện tử dịch chuyển dần từ gia công, lắp ráp sản phẩm sang giai đoạn thiết kế và chế tạo linh kiện.
Nụ cười rạng rỡ của của PGS Trần Văn Tớp, Hiệu phó ĐH Bách khoa, và PGS Mai Anh Tuấn, Viện ITIMS. Theo PGS Mai Anh Tuấn, anh và đồng nghiệp đã trông đợi những chương trình như thế này suốt hơn 10 năm qua, xuất phát từ ước mơ Việt Nam có đủ nguồn nhân lực để đưa ngành sản xuất điện tử dịch chuyển dần từ gia công, lắp ráp sản phẩm sang giai đoạn thiết kế và chế tạo linh kiện.

Chương trình đã đón tiếp khoảng 130 học sinh, chủ yếu thuộc các trường chuyên ở Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Quốc gia Hà Nội.
Chương trình đã đón tiếp khoảng 130 học sinh, chủ yếu thuộc các trường chuyên ở Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội, và ĐH Quốc gia Hà Nội.

Kể từ năm 2017, trường ĐH Bách khoa Hà Nội (HUST) bắt đầu tổ chức chương trình “Một ngày là sinh viên Bách khoa” vào các ngày chủ nhật cuối tháng 3 (cho học sinh lớp 12 của các trường THPT thuộc khu vực Hà Nội) và đầu tháng 4 (cho học sinh lớp 12 của các trường THPT toàn quốc).

Tại đây, các hoạt động trải nghiệm và tư vấn được tổ chức hoàn toàn miễn phí, nhằm giúp học sinh THPT có thêm cơ hội tìm hiểu ngành học đại học phù hợp sở trường, nguyện vọng của bản thân và khả năng có việc làm sau này.

Cụ thể, các em được tham gia giờ học trên giảng đường lớn do các thầy trong Ban Giám hiệu giảng dạy; chia nhóm thảo luận về các ngành học và chương trình đào tạo dưới sự hỗ trợ của các giảng viên từ các khoa/viện chuyên ngành; làm việc và trao đổi với giảng viên phòng thí nghiệm; trải nghiệm hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu - sáng tạo tại trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp BKHUP; ăn trưa tại nhà ăn sinh viên; tự do tham quan trường và giao lưu thể thao với học sinh các trường THPT khác tại Sân vận động Bách khoa.