Ông Michel Lotito có thể ăn hết một chiếc máy bay trong vòng 2 năm, sa mạc Sahara từng có tuyết rơi hay chim hải âu lớn có thể ngủ khi đang bay… là những kiến thức mà bạn có thể chưa biết có trong chùm ảnh “độc, lạ” hôm nay.

Ông Michel Lotito (15/6/1950 – 25/6/2007) có khả năng ăn những thứ mà người khác không thể tiêu hóa nổi. Cũng chính nhờ khả năng này, ông còn được mọi người gọi với cái tên “Monsieur Mangetout” (nghĩa là người đàn ông ăn tuốt trong tiếng Pháp). Trong cuộc đời của mình, ông từng ăn hết một chiếc máy bay Cessna 150 trong vòng 2 năm và theo Guinness, cho đến khi qua đời, Lotito đã “xơi” hết 9 tấn kim loại gồm xe đạp, thủy tinh, quan tài… Đối với người bình thường, việc nuốt kim loại có thể khiến bộ máy tiêu hóa của họ bị đâm thủng, nhưng với Lotito, điều đó không xảy ra khi ông vẫn khỏe mạnh bình thường sau khi ăn. Các nhà khoa học đã cho rằng, Lotito có thành dạ dày, ruột dày gấp 2 lần người bình thường, giúp hệ tiêu hóa của ông vẫn hoạt động tốt sau khi ăn kim loại. Ngoài ra, axit tiêu hóa trong dạ dày của ông cũng khác thường nên có thể tiêu hóa cả những chất độc hại.

Thực ra, tại một số dãy núi cao thuộc khu vực sa mạc Sahara, việc tuyết rơi là điều thường xuyên xảy ra. Điển hình như tại đỉnh núi cao nhất tại Algeria là đỉnh Tahat, tuyết sẽ rơi vào mùa đông với chu kì khoảng 3 năm một lần. Trong khi đó, tại dãy núi Tibesti tại miền Bắc TChad thì cứ trung bình 7 năm một lần lại có những đợt tuyết rơi dày trên đỉnh núi cao hơn 2.500 m. Tuy nhiên, điều bất thường nhất là vào ngày 18 tháng 2 năm 1979, các khu vực địa hình thấp của sa mạc Sahara lại bất ngờ đón nhận một trận tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử.

Chim hải âu lớn có thể ngủ khi đang bay, nhưng điều này kéo dài không lâu.

Chó, mèo và ngựa là những loài động vật có khả năng nghe được siêu âm.

Kỷ lục cái lưỡi dài nhất thế giới.

Muỗi cái không hút máu người và động vật để nuôi sống cơ thể của nó mà chỉ dùng lượng máu hút được đó để sản xuất ra trứng. Cụ thể, khi đã hút được máu, chúng sẽ nghỉ ngơi trong 2-3 ngày để cơ thể sản xuất ra protein, sắt từ máu rồi tạo ra các amino acid và dùng nó để tạo ra trứng.

Tròn 4 năm sự cố mất điện lớn nhất thế giới diễn ra tại Ấn Độ khiến khoảng 9% dân số thế giới bị ảnh hưởng.