Trang chủ Search

sinh-ra - 2038 kết quả

Hóa thạch tiết lộ bữa ăn cuối cùng của loài “rồng ngủ”

Hóa thạch tiết lộ bữa ăn cuối cùng của loài “rồng ngủ”

Các nhà cổ sinh vật học đã thu thập được một số thông tin mới đầy thú vị qua nghiên cứu dạ dày của loài “rồng ngủ” nodosaur - loài khủng long có hóa thạch được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Qua đó, các nhà khoa học không chỉ xác định được khẩu phần bữa ăn cuối cùng, mà còn biết được cách nó tìm thức ăn và cả thời điểm tử vong.
Robert Watson-Watt: Người sáng chế radar

Robert Watson-Watt: Người sáng chế radar

Năm 1935, nhà khoa học Robert Watson-Watt chế tạo hệ thống radar hoàn chỉnh đầu tiên giúp phát hiện máy bay từ xa. Sáng chế này giúp nước Anh chống lại những cuộc tấn công trên không bằng máy bay của quân đội Đức trong Thế chiến II.
Tạo phôi lai giữa người và chuột

Tạo phôi lai giữa người và chuột

Các nhà khoa học tại Đại học New York, Buffalo (Mỹ) và Viện Ung thư Roswell Park đã tạo ra phôi lai giữa người và chuột với tỷ lệ tế bào người cao nhất từ trước đến nay – chiếm khoảng 4%, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances vào tháng 5/2020.
Ánh sáng đô thị có thể khiến cá thiếu ngủ

Ánh sáng đô thị có thể khiến cá thiếu ngủ

Mặc dù không có mí mắt để nhắm, nhưng cá vẫn cần ngủ. Đó là một quá trình rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng, không khác gì ở người. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây lại chỉ ra: ánh đèn đô thị quá sáng có thể khiến cá “thao thức” và thiếu ngủ về đêm.
Chip quang học siêu nhỏ phát ra Internet tốc độ cao kỷ lục

Chip quang học siêu nhỏ phát ra Internet tốc độ cao kỷ lục

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash, Swinburne và RMIT đã thử nghiệm thành công tốc độ truyền dẫn dữ liệu nhanh nhất trên thế giới từ một chip quang học kích cỡ nhỏ. Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications, tốc độ con chip này phát ra có thể hỗ trợ tải xuống 1000 bộ phim độ phân giải cao chỉ trong chớp mắt.
Đánh thức khả năng phân bào của cơ tim trưởng thành

Đánh thức khả năng phân bào của cơ tim trưởng thành

Trên cơ sở phát hiện ra khả năng phối hợp của một loại protein đặc biệt với những protein khác có thể làm kìm hãm sự phân chia của tế bào tim, các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế UT Southwestern (Dallas, Texas, Mỹ) đã đề xuất một cách thức mới để mở cơ chế kìm hãm này và xuất bản công trình trên tạp chí Nature hôm 22/4.
Xét nghiệm kháng thể diện rộng: Góp phần định hình chính sách chống Covid-19

Xét nghiệm kháng thể diện rộng: Góp phần định hình chính sách chống Covid-19

Bên cạnh việc xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán chính xác từng ca nhiễm Covid-19, các nhà dịch tễ học cho rằng, cần tìm hiểu mức độ lan rộng của virus trong cộng đồng thông qua xét nghiệm huyết thanh trên quy mô lớn nhằm xác định kháng thể trong cộng đồng.
Hans Christian Oersted: Phát hiện mối liên hệ giữa điện và từ

Hans Christian Oersted: Phát hiện mối liên hệ giữa điện và từ

Vào cuối thế kỷ 18, giới khoa học bắt đầu chú ý đến các hiện tượng điện và từ tính, nhưng hầu hết mọi người đều tin chúng là những thứ tách biệt. Tháng 7/1820, nhà triết học tự nhiên Hans Christian Oersted xuất bản một cuốn sách nhỏ chứng minh chúng có liên quan mật thiết với nhau.
PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan: Muốn là “Một phụ nữ tràn đầy tình yêu thương”

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan: Muốn là “Một phụ nữ tràn đầy tình yêu thương”

Cùng với các cộng sự thực hiện công trình nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế “So sánh việc chuyển phôi trữ với chuyển phôi tươi ở các phụ nữ không có hội chứng buồng trứng đa nang thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm” – PGS. TS Vương Thị Ngọc Lan được vinh danh ở hạng mục chính của giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020.
Khu vực trung tâm TPHCM không còn khả năng tiếp nhận thêm khí thải ô nhiễm

Khu vực trung tâm TPHCM không còn khả năng tiếp nhận thêm khí thải ô nhiễm

Khu vực trung tâm TPHCM không thể xây thêm nhà cao tầng, khu công nghiệp có tiềm năng xả khí thải nữa; trong khi khu phía Tây vẫn còn dư địa phát triển - theo kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Nature Scientific Reports của Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu, ĐH Quốc gia TPHCM.