Hào thành là kiến trúc hào nước chạy xung quanh 4 tường thành - Thành Nhà Hồ, quy mô Hào khá rộng lớn, một bộ phận dựa trên địa hình tự nhiên và được mở rộng tạo thành kiến trúc nền gia cố chân thành.
Dấu tích bờ kè gia cố hai bên thành Hào (kè trong và kè ngoài) bằng đá kích thước nhỏ, vừa và lớp đất sét lẫn nhiều sạn sỏi đầu ruồi (laterite) đầm gia cố bề mặt bờ kè. (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN)
Ngày 9/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Hào thành phía Đông và phía Tây Thành Nhà Hồ.
Các nhà nghiên cứu khoa học đại diện cho Viện Khảo cổ học, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia và một số sở, ngành liên quan đã dự Hội nghị.
Sau 4 tháng khai quật, các nhà khoa học đã thu được một số kết quả đáng chú ý như:
Hàothành là kiến trúchàonước chạy xung quanh 4 tường thành - Thành Nhà Hồ, quy môHàokhá rộng lớn, một bộ phận dựa trên địa hình tự nhiên và được mở rộng tạo thành kiến trúcnền gia cố chân thành. Hàobao bọc cho toàn bộ kinh thành phía trong.
Kết quả cuộc khai quật cho thấy dấu tíchbờ kè gia cố hai bên thànhHào(kè trong và kè ngoài)bằng đá kích thước nhỏ, vừavà lớp đất sétlẫn nhiều sạn sỏi đầu ruồi (laterite)đầm gia cốbềmặt bờ kè.
Di vật thu được trong hố khai quậtchủ yếu nằm trên khu vực nền gia cốchân thành, một phần nhỏ ở lớp lắng đọng Hào,bao gồm các loại hình chính:Nhóm các loại hình vật liệu kiến trúc;Nhóm các loại hình đồ dùng sinh hoạt;Nhóm công cụ sản xuất…
Di vật chủ yếu là các tảng đá khốinhỏvà dăm đá, vật liệu gạch, ngói, tiền đồng,đồsành,đồ gốmsứ… thuộc niên đại Lý-Trần-Hồ-Lê-Nguyễn.
Kết quảsơ bộ cuộc khai quật đã cung cấp nguồn tư liệu về mặt bằngtổng thể nền gia cố chân thànhvớidấu tíchđá dăm bao phủtrên bềmặt.
Điều này cho thấysự tồn tạimột công trường tinh chế đá tại chỗ trước khi đưa lên dựng Thành Nhà Hồ.
Dựa trên những kết quả khai quật này và kết quả đã khai quật trong năm 2015, 2016, các nhà khoa học khẳng định có thể hình dung được kết cấu Hào thành - Thành Nhà Hồ, từ đó có thể đưa ra những cứ liệu khoa học về hình dáng, kích thước, kết cấu, chức năng, sự tồn tại và vai trò của Hào thành trong lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển của Thành Nhà Hồ.
Tại hội nghị, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại diện các ngành liên quan đã đánh giá cao kết quả khai quật bước đầu Hào thành phía Tây và phía Đông Thành Nhà Hồ.
Quang cảnh hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Hào thành phía Đông và phía Tây Thành Nhà Hồ. (Ảnh: Hoa Mai/ TTXVN)
Bên cạnh đó, các đại biểu đóng góp thêm một số ý kiến như: Cần sớm khôi phục lại hào thành và cảnh quan xung quanh hào nhằm phục dựng lại thủy hệ trong khu vực Thành Nhà Hồ, tạo thành bức tranh tổng thể về môi trường, văn hóa, lịch sử để thu hút khách du lịch; tập hợp các tư liệu hồ sơ khai quật làm cơ sở quan trọng đề nghị tỉnh thống nhất chủ trương nhằm khôi phục lại hào thành; tổ chức hội thảo về kết quả khai quật để thấy được tầm quan trọng và qui mô của Hào thành...
Thực hiện quyết định số 3718/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2019của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,năm 2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồtiếp tụckhai quật di tíchHào thành phía Đông và Tây,vớitổngdiện tíchhơn7.000m2, trong đó hố khai quật tạiHàothành phía Đông có diện tích 3.000m2,Hào thành phía Tây, diện tích 4.000m2.
Cuộc khai quật nhằm tìm hiểu rõ hơn về kiến trúcHàothành khu vựcThành Nhà Hồ, đồng thời đánh giá vị trí khu vựcHào thànhvớimối tương quan giữa kiến trúcHàovà hệ thống tường thành phía trên.
Cuộc khai quật kéo dài từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020./.