Vừa qua, Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam tổ chức nghiệm thu đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật trong âm nhạc dân gian của người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam.

Mục tiêu của đề tài là Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật di sản âm nhạc dân gian người Cơtu, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Cụ thể: nghiên cứu, sưu tầm, ký âm các bản phổ và giới thiệu một cách toàn diện bài bản các làn điệu dân ca, dân nhạc và các loại nhạc cụ dân gian Cơtu; phân tích, luận giải về những đặc trưng, khẳng định giá trị nghệ thuật của âm nhạc dân gian Cơ tu trong văn hóa truyền thống; đánh giá được thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật âm nhạc dân gian Cơ tu


Theo báo cáo của Bà Lê Thị Quyên - chủ nhiệm đề tài, đề tài đã thực hiện 6 nội dung theo Đề cương đã được duyệt, gồm: tổng quan; âm nhạc dân gian Cơtu; âm nhạc trong lễ hội và diễn xướng dân gian người Cơ tu; những giá trị nghệ thuật trong âm nhạc dân gian; bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật của âm nhạc dân gian Cơ tu; tổng kết, đánh giá kết quả đạt được. Đề tài đã hoàn thành sản phẩm theo đề cương đề tài được duyệt, theo đánh giá của chủ nhiệm đề tài thì kết quả của đề tài là phần mở đầu cho những công việc sưu tầm, nghiên cứu về âm nhạc của Người Cơ tu nói riêng và người người thiểu số ở Quảng Nam - Đà Nẵng nói chung. Âm nhạc dân gian Cơtu vốn là một kho tàng khá nhiều tiềm ẩn. Âm nhạc dân gian Cơ tu không chỉ là một di sản quý của riêng Người Cơ tu mà còn là di sản văn hóa của âm nhạc dân gian Việt Nam

Thành viên Hội đồng đánh giá cao kết quả thực hiện của đề tài, chúng ta cần có những ứng xử phù hợp với văn hóa dân gian truyền thống, chẳng hạn như âm nhạc dân gian của Người Cơ tu Quảng Nam. Bên cạnh đó, Chủ nhiệm đề tài cần lưu ý một số lỗi kỹ thuật của báo cáo tổng kết, lưu ý thêm một số nội dung, một số từ sai chính tả… Ban chủ nhiệm cần thật hoàn chỉnh trước khi kết quả nghiên cứu này trở thành một tài liệu khoa học chính thống làm tài liệu tham khảo ứng dụng.

Đề tài cần nghiên cứu thêm về vai trò của nhạc cụ, âm nhạc Cơtu. Theo nhạc sỹ Vũ Huy Hoàng - Phòng Văn hóa thông tin huyện Tây Giang thì nhạc cụ, âm nhạc có vai trò tạo không khí lễ hội để tiếp cận với các đấng siêu nhiên, thần linh; dẫn dắt tốc độ các điệu múa; lưu ý cách hát âm nhạc người Cơ tu thể hiện văn hóa, sự tôn trọng nhau của cộng đồng người Cơ tu; cách gieo vần trong âm nhạc của Người Cơ tu có những nét rất riêng.

Sau khi trao đổi, giải trình thông tin với các thành viên Hội đồng của Ban chủ nhiệm Đề tài, kết luận tại Hội đồng, ThS Phạm Viết Tích - Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao kết quả hiện của Đề tài, tác động của đề tài sẽ tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ tu, các sản phẩm đảm bảo theo Đề cương đã duyệt. Tuy nhiên, để làm tài liệu khoa học và để ứng dụng kết quả vào thực tiễn đề nghị Chủ nhiệm Đề tài tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến của các thành viên Hội đồng, lưu ý hoàn thiện thêm cho một số nội dung còn sơ sài cần có số liệu dẫn chứng cụ thể; lưu ý từ ngữ, nét riêng trong ngôn ngữ người Cơ tu.

Hội đồng đánh giá Đề tài đạt kết quả xuất sắc, trong quá trình tiếp nhận kết quả nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào thực tế Cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm đề tài cần phối hợp với đơn vị được giao ứng dụng kết quả xây dựng kế hoạch ứng dụng của đề tài trong đó lồng ghép nội dung đề xuất UNESCO công nhận di sản thế giới; xuất bản thành sách, tài liệu về nghệ thuật âm nhạc dân gian Cơ tu phục vụ nghiên cứu, học tập. Chủ nhiệm đề tài cũng cần tiếp tục theo dõi, phối hợp với đơn vị được giao tiếp nhận kết quả báo cáo kết quả ứng dụng hằng năm về Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam theo quy định.