Mắm tôm Hậu Lộc được sản xuất từ moi biển, có màu sim chín, mùi thơm tự nhiên đặc trưng, không tanh, không có mùi lạ. Không có các hải sản khác như cá, tôm, cua, ốc, mực … không có mảnh xác côn trùng: ruồi, bọ, gián… và các tạp chất khác.
Mắm tôm là chất lỏng, sệt hoặc đặc, có màu nâu tím đến đỏ tím, vị ngọt, mùi thơm mạnh, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (loài giáp xác) và muối ăn, qua quá trình lên men tự nhiên và tạo ra mùi vị và màu sắc đặc trưng. Đây là loại nước chấm và gia vị nấu ăn phổ biến của người Việt Nam.
Quá trình lên men mắm tôm chỉ sử dụng một loại enzyme có trong ruột của loài giáp xác này để lên men, các vi khuẩn phân huỷ khác phải bị kiềm chế bằng nồng độ muối khá cao trong mắm tôm. Nhờ đó, hương vị chính của mắm tôm là hương vị của enzyme này tạo ra. Khi nào mùi vị của mắm tôm giống như mùi vị của ruột con tôm trong đầu con tôm tươi sống thì khi đó mắm tôm có thể dùng được.
Mắm tôm Hậu Lộc có hương vị đặc biệt, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đạm dịu do nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt và kỹ thuật chế biến truyền thống của ngư dân các xã vùng ven biển huyện Hậu Lộc.
Mắm tôm Hậu Lộc được sản xuất từ moi biển, có màu sim chín, mùi thơm tự nhiên đặc trưng, không tanh, không có mùi lạ. Không có các hải sản khác như cá, tôm, cua, ốc, mực … không có mảnh xác côn trùng: ruồi, bọ, gián… và các tạp chất khác.
Mắm tôm Hậu Lộc có trạng thái sền sệt, mịn và không còn hạt muối. Khi ăn có vị đậm, ngọt dịu có hậu và không chát.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)