Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, nghề cói ở Nga Sơn đã nổi tiếng trên khắp cả nước. Thậm chí, những sản phẩm được làm từ cói Nga Sơn còn được xuất khẩu ra nhiều nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước Đông Âu.

Nga Sơn được biết đến như cái nôi của nghề cói. Cây cói và những sản phẩm từ cói đã đi vào nếp sống của từng gia đình và trở thành nét văn hóa đặc trưng của vùng.

Sự gắn bó của người dân Nga Sơn với nghề truyền thống gần đây càng được tiếp thêm sức mạnh khi người dân được tiếp nhận kỹ thuật thâm canh mới mang lại sự phát triển bền vững hơn cho cây cói.

Từ Đời vua Gia Long (1802 - 1820) triều đình khuyến khích người nghèo và lưu dân đến Nga Sơn khai phá đất đai, mở trại ấp, lập làng xã. Họ cấy lúa (ít) trồng màu (khoai, đậu, dâu, bông) và đánh cá biển. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) cắt chuyển Tổng Thần Phù (trước là xã) của huyện Nga Sơn, nhập vào huyện Yên Mô, tạo thành chiếc cầu thuận lợi đưa người Ninh Bình, Nam Định hướng sang miền đất mới.

Nghề cói ở Nga Sơn đã có truyền thống hàng trăm năm.
Nghề cói ở Nga Sơn đã có truyền thống hàng trăm năm.

Năm Ất Sửu (1865), vua Tự Đức ban lệnh lấy đất mới mở dọc ven biển Đông - Bắc huyện Nga Sơn đặt thêm 3 tổng là Liên Sơn, An Sơn, Nam Sơn, người dân quen gọi tắt là vùng Tam Tổng. Cho đến đời vua Thành Thái (1889 - 1906), nghề nghiệp chính ở đây vẫn là cây lúa, trồng màu và đánh cá biển.

Căn cứ nội dung một số bài ca, vè dân gian lưu hành, trong vùng Tam Tông, cụ thể các xã Nga Liên, Nga Thái và Hói Đào, khoảng cuối đời vua Duy Tân (1907 - 1915), cây cói từ đất Kim Sơn (Ninh Bình) mới “di cư” vào Tam Tổng, Nga Sơn. Tiếp đó, người Nam Định cũng mang một số gốc cói Giao Thủy đến miền Hói Đào.

Chẳng bao lâu, dải đất lầy bùn nước mặn vốn là “sân chơi” của chim trời cá nước, bên cạnh những bãi cát phù sa là làng mạc, ruộng lúa khoai đã xuất hiện những cánh đồng cói rộng lớn.


Nghề trồng cói đem lại lợi nhuận hơn nghề trồng lúa nhưng tốn nhiều sức lao động hơn. Vì vậy, chỉ người giàu mới đủ khả năng khai thác đất cói và vùng cói Tam Tổng, Nga Sơn trở thành giàu có, cuốn hút mạnh mẽ đối với cả dân nghèo miền ngoài.

Theo lời kể của những người có thâm niên trong nghề dệt chiếu thì chiếu cói Nga Sơn là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc xưa ưa dùng. Tục ngữ Việt Nam đã lưu truyền rằng:

“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”

Từ xa xưa, chiếu Nga Sơn, Kim Sơn đã được vua chúa Thăng Long biết đến. Trong các cung vua, phủ chúa, trong các bậc danh gia vọng tộc có chiếu Nga Sơn là thêm một bằng chứng thuyết phục cho sự giàu sang, sành điệu của bậc trưởng giả kinh thành.

Cái đẹp quyến rũ của chiếu Nga Sơn ấy là sự óng chuốt, mềm mại. Không ở đâu hơn Nga Sơn có sợi cói nhỏ, dài và mềm mại đến thế. Nhưng cói ngày nay không chỉ tạo ra đặc chủng chiếu. Từ cói Nga Sơn đã tạo nên nhiều sản phẩm hấp dẫn khác: chiếu du lịch hai gấp, ba gấp, bốn gấp tiện lợi, giỏ đựng hoa quả, làn, bình hộp có nắp ... kiểu dáng thanh thoát, trẻ trung.

Sản lượng cói Nga Sơn hàng năm ước đạt từ 23.000 tấn -24.000 tấn, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ cây cói ở Nga Sơn đạt từ 180 đến trên 200 tỷ đồng. Đến nay toàn huyện đã có 3 công ty và 10 xí nghiệp, hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng chiếu cói và các sản phẩm từ cói; 35% hộ chuyên sản xuất các sản phẩm từ cây cói, riêng mặt hàng chiếu cói mỗi năm Nga Sơn cung cấp cho thị trường hơn 2 triệu lá chiếu.

Những sản phẩm chiếu đặc hiệu làm từ cói Nga Sơn, lại được làm từ những bàn tay chuyên cần khéo léo của những người dân làng nghề Nga Sơn từ lâu rồi, đã vượt ra khỏi thị trường Thanh Hóa đến với mọi miền đất nước.

Thiếu nữ xứ Thanh bên sạp hàng được làm từ cói.
Thiếu nữ xứ Thanh bên sạp hàng bán các sản phẩm được làm từ cói.

Thương hiệu “Chiếu Nga Sơn” đã cập bến cảng nhiều quốc gia ưa chuộng chiếu cói. Nhật Bản từ nhiều năm trước đã sốt sắng với sản phẩm chiếu cói. Doanh nhân Nhật đến Nga Sơn tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với trên 50 doanh nghiệp cói xuất khẩu của tám xã ven biển. Hành lang thương mại của chiếu và sản phẩm cói Nga Sơn đã rộng rãi hơn, tới cả Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước Đông Âu.

Sự phát triển của thủ công mỹ nghệ đã giúp huyện Nga Sơn khai thác tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng nguồn lao động dồi dào. Chỉ có ba doanh nghiệp tư nhân trong huyện là Việt Trang Hoàng Long, Huy Hoàng đã thu hút hơn 600 nhân viên và hàng chục ngàn tập trung công việc gián tiếp, và hàng trăm các hợp tác xã.

Hiện nay, mọi người đang chuyển trong các lĩnh vực cói Nga Sơn để làm giàu cho những giấc mơ. Mặc dù công việc cao điểm các cơ hội phát triển đang có, nhưng người dân lo lắng Nga Sơn cũng không đầy đủ.