Để tạo ra sản phẩm Bưởi Đoan Hùng chất lượng, nó phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bài viết sau đây sẽ trình bày các công đoạn tạo ra sản phẩm Bưởi Đoan Hùng hảo hạng.
Công đoạn trồng và chăm sóc cây bưởi
Lựa chon cây giống: Cây giống phải sạch bệnh, được sản xuất theo phương pháp ghép ở các cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống theo quy định. Mắt ghép được lấy từ các cây vi ghép hoặc lấy trực tiếp từ các cây bưởi đã được tuyển chọn và công nhận.
Cây bưởi Đoan Hùng được trồng trong điều kiện tự nhiên thích hợp đáp ứng các yêu cầu ngoại cảnh về nhiệt độ, độ ẩm, loại đất…Phân bón chủ yếu cho cây bưởi Đoan Hùng là phân chuồng (năm đầu sau trồng, tưới nước phân chuồng pha loãng, cây 2 – 3 tuổi: bón 20 – 30 kg, cây 4 – 5 tuổi: bón 35 – 40 kg, cây 6 – 7 tuổi: bón 45 – 50 kg, cây trên 7 tuổi: bón 50 – 70 kg). bón phân bằng cách đào rãnh quanh vòng tán rộng 20 – 40 cm, sâu 25 – 40 cm, trộn đều phân với đất, bón vào rãnh sau đó lấp lại và tưới đẫm nước.
Việc canh tác cây từ khâu chuẩn bị đất trồng, cách bón phân và số lượng phân bón, mật độ trồng, thời vụ trồng, cách trồng, quá trình chăm sóc cây, thời điểm ngắt, tỉa cành, lá, quả non, việc phòng trừ sâu bệnh đều đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình quy định. Năm đầu sau trồng, tưới phân pha loãng (cây 2-3 tuổi bón 20-30 kg, cây 4-5 tuổi bón 35-40 kg, cây 6-7 tuổi bón 45-50 kg, cây trên 7 tuổi bón 50-70 kg).
Công đoạn thu hoạch và bảo quản
Tiến hành thu hoạch bưởi đúng vào thời điểm quả chín, dấu hiệu để nhận biết quả bưởi đã chín đó là khi vỏ quả chuyển sang màu vàng và quả có mùi thơm đặc trưng.
Người dân thường thu hoạch bằng cách hái bằng tay, đối với những quả bưởi ở trên cao thì có thể dùng thang để hái quả, hoặc dùng rọ để bứt. Dùng kéo cắt sát cuống quả, rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 7-10 ngày, sau đó cho vào thùng carton đậy kín và để trên giàn.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)