Vỏ quế Trà My xù xì, bên ngoài có màu xám nâu, có rất nhiều các vết loang lổ địa y và rêu màu xám xanh, mật độ rêu và địa y càng xuống gần gốc càng dày, từ độ cao 1,3 m đến cành có nhiều mấu mắt.
Bên trong có màu vàng nhạt đến vàng sậm, để ra không khí sau một thời gian ngắn chuyển màu nâu vàng, khi bóc quế có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu, tinh dầu bám vào tay có cảm giác nóng rát.
Vỏ quế khi mới bóc ra có lớp trong cùng là lớp chứa nước và tinh dầu, còn lớp ngoài là lớp gỗ (Người dân gọi là lớp sạn), giữa lớp gỗ và lớp chứa dầu có một lớp mỏng dễ nhận biết màu trắng (được người dân gọi là bạch chỉ phân du), theo kinh nghiệm của những người trồng quế thì ranh giới này càng sáng và đều, không bị đứt đoạn quanh thân thì lượng tinh dầu càng nhiều.
Cây quế có độ tuổi càng cao cho vỏ quế càng dày, tỷ lệ tinh dầu đạt cao. Bên cạnh đó những cây quế ở những đai cao có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu, xuống thấp hơn cây quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng và ít dầu.
Chỉ tiêu chất lượng hóa lý
Chất lượng quế Trà My có sự khác biệt so với các loại quế khác, cụ thể là về các chỉ tiêu về chất lượng như hàm lượng nước, chỉ số khúc xạ, hàm lượng tinh dầu và hàm lượng Aldehyt cinnamic.
Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế Trà My là nét đặc thù dễ nhận biết nhất, khi so sánh hàm lượng tinh dầu của vỏ quế Trà My cho thấy hàm lượng tinh dầu quế Trà My trội hơn hẳn so với quế ở các vùng khác.
Sản phẩm chỉ dẫn địa lý quế Trà My có hai loại gồm quế vỏ được lấy từ thân cây quế và quế vỏ được lấy từ cành cây quế. Chất lượng cụ thể của 2 loại sản phẩm này như sau:
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)