Những kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản, nhưng phải nhờ vào bàn tay khéo léo của con người được đúc kết qua thời gian đã tạo nên sự khác biệt của vú sữa lò rèn Vĩnh Kim với vũ sữa của những vùng khác.

Yếu tố đầu tiên cần nhắc đến đó là giống vú sữa lò rèn, sự phù hợp của các yếu tố về sinh học của giống, cùng với bàn tay chăm sóc của người dân trải qua nhiều thế hệ, giống vú sữa lò rèn đã trở thành một giống bản địa truyền thống, được người dân lưu giữ.

Ngoài ra, các công đoạn sản xuất vú sữa lò rèn, người dân khu vực này có những đặc thù riêng về các kỹ thuật trông và chăm sóc cho cây vú sữa. Hệ thống mương líp được thiết kế theo kiểu líp đơn hoặc líp đôi, khoảng cách trồng giữa các cây không dưới 7-8m. Sử dụng hàng cây dừa để chắn gió cho cây vú sữa, kết hợp hợp lý giữa các loại phân bón và có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hợp lý.

Ảnh: Chauthanhtgradio.
Ảnh: Chauthanhtgradio.

Cùng với đó, hàng năm người dân lấy bùn được vét từ hệ thống mương tưới tiêu bồi vào mặt líp vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương. Cắt cành và tạo tán cho cây, chỉ để lại những cành khỏe, phân bố đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế cây không cao quá 4,5m. Sau khi thu hoạch xong, tỉa bỏ các trái non còn sót lại, tỉa bỏ các cành già, cành cây bị sâu bệnh. Bao trái từ khi trái được 6 tuần tuổi đến khi thu hoạch.

Những kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản, nhưng phải nhờ vào bàn tay khéo léo của con người, được đúc kết qua thời gian và chăm sóc cây vú sữa với sự gắn bó. Quả vú sữa lò rèn đưa ra thị trường là tổng thể của những điều kiện tự nhiên và giá trị của về mặt tinh thần, kỹ năng của người dân nơi đây.