Với mong muốn làm giàu và giúp người dân địa phương tiếp cận với công nghệ nuôi thủy sản, anh Việt đã sang Trung Quốc để học hỏi để về áp dụng tại mảnh đất quê mình.
Nuôi cá trên ao nổi là bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí xây dựng, nâng cao năng suất để thay thế cho phương pháp nuôi cá truyền thống ở nước ta.
Ao nổi nuôi cá thâm canh mật độ cao |
Sau khi tốt nghiệp đại học, chuyên ngành chế biến thủy sản của ĐH Nha Trang, nhờ những kiến thức học được và sự chịu khó tìm tòi mô hình nuôi cá ở các nước, anh Lê Văn Việt nhận thấy mô hình nuôi cá trên ao nổi theo công nghệ Israel đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với mong muốn làm giàu và giúp người dân địa phương tiếp cận với công nghệ nuôi thủy sản, anh Việt đã sang Trung Quốc để học hỏi để về áp dụng tại mảnh đất quê mình (xã Hồng Hưng, Gia Lộc, Hải Dương).
Tháng 10/2011, anh Việt cùng 9 hộ nuôi cá thành lập HTX Sản xuất và Thương mại Thủy sản Xuyên Việt với tổng diện tích ao nuôi 7ha; trong đó có 5ha ao nổi với kinh phí đầu tư lên tới 4 tỷ đồng. HTX có 15 ao, gồm 3 ao nuôi cá thịt, 12 ao cá giống, các giống cá nuôi chủ yếu là cá rô phi, chiếm từ 70 - 80%, còn lại là cá mè, trắm, chép…
Theo anh Việt, ưu điểm nuôi cá trên ao nổi so với ao truyền thống là giảm chi phí làm ao so với ao chìm khoảng 40%, khi tát ao có thể tháo nước triệt để, phơi khô dễ, cải tạo đáy tốt. Khi đào ao, không cần đào sâu như ao chìm, đất lấy từ lòng ao đã đủ đắp bờ không tốn đất bên ngoài. Ao nổi với bề mặt thoáng cao giúp môi trường nước sạch, cá ít dịch bệnh, giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn.
Theo kinh nghiệm của anh, để nuôi cá thành công thì phải làm kỹ từ khâu chuẩn bị ao nuôi, nguồn giống tốt, thức ăn, thời điểm nuôi và thu hoạch.
Bước chuẩn bị ao nuôi, việc đắp bờ rất quan trọng, cần làm nhiều đợt, 2- 3 ngày lại nén lại đất bờ. Ao chỉ đào sâu từ 30- 50cm, chủ yếu lấy lớp đất mầu đắp thành bờ cao từ 1,5- 2m. Mực nước trong ao nuôi cá thịt từ 1,8- 2m và cá giống từ 1,3- 1,5m.
Khối lượng đất đào đắp chỉ từ 30- 50% so với ao kiểu cũ. Tăng diện tích mặt nước lên trên 80% và ít phải nạo vét bùn. Đáy ao đào phẳng thuận tiện cho thu hoạch và tốt nhất nên lót bạt đáyđể nước sạch, không lẫn bùn, thuận tiện vệ sinh đáy ao.
Bên cạnh đó, anh Việt đã áp dụng nguyên lý "bình thông nhau" để điều tiết nước ở các ao không để nước tràn. Ao nổi cá sẽ không bị sốc chua, bờ ao không bị đất chua nên có thể trồng cây ngay, khi thu hoạch cá chỉ cần tháo cống, không cần phải sử dụng máy bơm và nạo vét nhanh hơn so với ao truyền thống.
|
Theo anh Việt, ưu điểm nuôi cá trên ao nổi so với ao truyền thống là giảm chi phí làm ao so với ao chìm khoảng 40%, khi tát ao có thể tháo nước triệt để, phơi khô dễ, cải tạo đáy tốt |
"Khi xây dựng ao phải xem hướng, hướng cho cá ăn là hướng Đông Nam, nên đào nông, khi thức ăn được thả xuống sẽ khuếch tán khắp mặt ao, hướng trú là hướng tây bắc để mùa hè cá trú nắng, mùa đông trú rét", anh chia sẻ.
HTX Xuyên Việt có 10 ao nuôi cá thịt và cá giống. Năng suất từ ao nổi lên tới 200 tấn/ha/nămcao hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống chỉ 30 tấn/ha/năm. Doanh thu hàng năm của HTX đạt 5 tỷ đồng. Đây là mô hình nuôi cá tiết kiệm, hiệu quả, một vốn bốn lời đã thu hút rất nhiều nông dân khu vực Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng đến học tập. |