Nguồn nước chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho cây chôm chôm là nguồn nước. Độ sâu khai thác tùy thuộc vào từng khu vực, trung bình từ 25 - 120m.
Khu vực địa lý trồng chôm chôm Long Khánh không bị chi phối trực tiếp bởi hệ thống dòng chảy sông Đồng Nai. Hệ thống sông suối chảy qua địa phận vùng nghiên cứu thường ngắn, dốc, có lưu vực hẹp nên khả năng giữ nước kém, cạn kiệt vào mùa khô.
Các nhánh sông, suối chính phải kể đến sông La Ngà, sông Ray, sông Dinh, các nhánh suối Gia Huynh, suối Cao, suốt Rết, suối Gia Ray, suối Mon Coum, suối Cát, suối Giáp…
Nguồn nước ngầm trong vùng được khai thác để phục vụ cho mục đích nông nghiệp, trong đó có chôm chôm có lưu lượng khai thác nhỏ, trung bình khoảng 0,5 - 2 lít/s. Chất lượng nước được xem là tốt, đủ tiêu chuẩn phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp.
Trên nền đất đỏ được phong hóa từ đá bazan, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 - 30m. Các khu vực nước ngầm khác thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 - 120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 - 12 lít/s, chất lượng tốt.
Ảnh: Thoibao.
Các tầng chứa nước tồn tại dưới dạng lỗ hổng và khe nứt: Tầng nước chứa Holocen, lưu lượng khai thác 0,05 - 0,4 lít/s. tầng chứa nước Pleistocen, tầng chứa nước Pliocen có lưu lượng 5 - 18 lít/s. Tầng chứa nước bazan có lưu lượng khai thác khoảng 0,5 - 20 lít/s nhưng không đồng nhất, khó khai thác. Tầng chứa nước Mezozoi có lưu lượng khai thác khoảng 0,5 - 12 lít/s, đang được chú trọng khai thác.
Trên thực tế, nguồn nước chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho cây chôm chôm là nguồn nước từ mặt hồ, các nhánh sông suối vào mùa mưa. Khi đến mùa khô, nguồn nước các hồ chứa và hệ thống suối bị cạn kiệt, nước ngầm được nhà vườn khai thác để tưới tiêu. Độ sâu khai thác tùy thuộc vào từng khu vực, trung bình từ 25 - 120m.
Chế độ tưới nước cho cây chôm chôm phụ thuộc rất nhiều vào nước ngầm, điều này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chôm chôm.