Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm “Sưu tầm và phát huy di sản của các nhà sử học Việt Nam” do Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức mới đây.

Giới thiệu về các hiện vật trong khu trưng bày “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”. Ảnh: MEDDOM.
Giới thiệu về các hiện vật trong khu trưng bày “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”. Ảnh: MEDDOM.

Tư liệu của các nhà sử học đến từ nhiều cơ quan khác nhau: ĐH KHXH&NV, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, Viện Sử học, Viện Đông - Nam Á học, Viện Khảo cổ học, Viện Dân tộc học, ĐH Đà Lạt, ĐH Sư phạm Huế; Hội Khoa học lịch sử Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng…

Các loại hình tài liệu, hiện vật sưu tầm được cũng hết sức đa dạng, từ giấy tờ cá nhân, luận văn tốt nghiệp đại học của cố GS Phan Hữu Dật (một trong những nhà khoa học đầu tiên nhận bằng TS ở Liên Xô về chuyên ngành dân tộc học); cuốn sách chép tay để học chữ Phạn của GS Lương Ninh (người mở ra Bộ môn Ấn Độ học và Trung Quốc học ở trường ĐH KHXH&NV Hà Nội); hàng trăm bức thư trao đổi về các vấn đề chuyên môn của GS Đặng Nghiêm Vạn (một trong những nhà dân tộc học đầu ngành ở Việt Nam) với đồng nghiệp quốc tế;….

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, những tài liệu dù được bảo quản tốt cũng không tránh khỏi bị mai một theo thời gian; do vậy, ngay từ bây giờ, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam cần tiến hành số hóa toàn bộ các tài liệu đó.