Thủ tướng nhấn mạnh, cần ý thức sâu sắc ý nghĩa, sứ mệnh, các giá trị chiến lược của di sản trong việc vun đắp bản sắc dân tộc, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh mềm của Việt Nam trên toàn cầu cũng như chính nghĩa của chúng ta trước công luận quốc tế.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tối 8/9, tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), đã diễn ra lễ kỷ niệm 20 năm đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành.

Phát biểu tại buổi lễ - diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại một dấu mốc lịch sử: Ngày 23/11/1945, chưa đầy 3 tháng sau khi nước nhàđộc lập, Bác Hồđã ký sắc lệnh số 65 về“Bảo tồn cổ tích”, trong đó coi việc bảo tồn các di sản trên toàn lãnh thổ là nhiệm vụ chiến lược đối với công cuộc kiến thiết quốc gia.

“Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu tầm nhìn, quan điểm, hành động và ứng xử của Bác trước từng vấn đề cụ thể, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Việt Nam”, Thủ tướng nói.

“Mỗi một di sản hiện diện trên đất nước chúng ta là một minh chứng về hình ảnh Việt Nam hội nhập, cởi mở và dung nạp các giá trị văn hóa, văn minh, lịch sử và phát triển của nhân loại, một trong những điển hình là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam”, Thủ tướng khẳng định.

Quảng Nam là một vùng đất địa linh, nơi sinh ra các bậc anh kiệt như Hoàng Diệu, Thái Phiên, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… Hiếm có nơi nào trên cùng một địa phương với hơn 10 ngàn km2 mà có đến hai di sản văn hóa thế giới độc đáo, huyền bí như Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa tự nhiên khác. Đây cũng là nơi hội tụ và giao thoa nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử và tâm linh, đến từ các nền văn minh cổ đại: Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Chăm Pa, Sa Huỳnh…

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ cả về tài chính, nhân lực và công nghệ của các tổ chức quốc tế và các nước như Nhật Bản, Italia, Ấn Độ, Canada, Ba Lan…, từ một vùng đất phế tích đã bừng tỉnh, trở thành điểm sáng của công tác trùng tu, tôn tạo. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cũng đã được các chuyên gia, các tổ chức bảo tồn quốc tế đánh giá là một trong những điển hình bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái.

Cách đây 2 tháng, tạp chí du lịch danh tiếng hàng đầu- “Travel and Leisure”đã bình chọn Hội An là thành phố du lịch tốt nhất thế giới; trước đó, CNN (Mỹ) đã chọn Hội An là một trong những địa điểm lãng mạn nhất thế giới ngay trước ngày lễ tình nhân Valentine 2019.

“Tất cả những người làm công tác di sản, các cơ quan chức năng và nhân dân cần ý thức sâu sắc ý nghĩa, sứ mệnh, các giá trị chiến lược của di sản trong việc vun đắp bản sắc dân tộc, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh mềm của Việt Nam trên toàn cầu cũng như chính nghĩa của chúng ta trước công luận quốc tế”, Thủ tướng nói. Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan chức năng và địa phương liên quan cần có những nghiên cứu sâu sắc, nhằm phục vụ cho mục đích, sứ mệnh và nhiệm vụ chiến lược nêu trên.

Chặng đường 20 năm bảo tồn di sản đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và hơn 10 năm bảo vệ, gìn giữ khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An đãđể lại nhiều bài học kinh nghiệm quý: Đó là sự nhận thức vai trò đặc biệt của di sản trong đời sống hiện tại; sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành vàđịa phương; sự phát huy nội lực kết hợp với việc huy động sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có vai trò nổi bật của UNESCO…

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam tập trung làm tốt một số nội dung. Một là, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn. Cần hướng tới những mô hình tăng trưởng bao trùm trong việc phát triển du lịch gắn với giá trị di sản; giải quyết hài hòa giữa bảo vệ, phát huy giá trị di sản với việc nâng cao đời sống nhân dân, nhất là người dân sinh sống trong vùng di sản. Chính điều này sẽ tác động rất tích cực trở lại đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

Hai là, tăng cường nghiên cứu, sớm ban hành và thực thi hiệu quả kế hoạch quản lý, quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định của UNESCO và Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017, quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Xây dựng, triển khai các dựán, chương trình đầu tư, nghiên cứu về bảo tồn, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước về nguồn lực, đặc biệt là về vốn, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sốđối với việc quản lý, tu bổ, tôn tạo di sản. “Tôi xin nhấn mạnh tất cả những nơi có sự hiện diện di sản phải là những địa chỉ đi đầu, gương mẫu trong công tác bảo vệ môi trường, bao gồm việc nâng cao triệt để ý thức sử dụng rác thải nhựa, túi ny long, đồ dùng nhựa một lần…”, Thủ tướng nói.

Ba là, tất cả những địa danh di sản Việt Nam, trong đó có Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển các sản phẩm du lịch, mô hình dịch vụ một cách đa dạng, bền vững, phù hợp với bản sắc văn hóa, đảm bảo hài hòa về kinh tế-xã hội và môi trường. Bảo tồn, phát huy tốt các di sản của Việt Nam là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là nhân tố góp phần thúc đẩy có chiều sâu các quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện văn hóa, chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh. Đồng thời, ngành văn hóa, thể thao và du lịch có kế hoạch kết nối các điểm đến của các di sản, trước hết là các trung tâm đô thị lớn và khu vực Miền trung- Tây Nguyên.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết chặng đường 20 năm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn và 10 năm bảo tồn khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An có ý nghĩa quan trọng và là niềm tự hào của Việt Nam và của riêng tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam xây dựng Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm làđiểm đến du lịch văn hóa, sinh thái phục vụ du khách. Địa phương cũng thường xuyên hợp tác để bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị của các di sản.

Ông Michael Croft-Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, Hội An đã trở thành một ví dụ điển hình cho những đóng góp của công tác bảo tồn và gìn giữ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể qua sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng địa phương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có văn hóa, vai trò và sự tham gia của cộng đồng địa phương được coi trọng.

“Di sản văn hóa là những giá trị mà cả cộng đồng cùng góp phần kiến tạo, di sản văn hóa nhắc nhở chúng ta về những giá trị mà chúng ta chia sẻ và những điểm chung thay vì những điều khác biệt. Đối với di sản thế giới Hội An và Mỹ Sơn, giá trị di sản chính là mối liên hệ với lịch sử của nhân loại vàđây là giá trịđích thực của di sản”, ông nói.

Ông Michael Croft nhìn nhận, quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh về di sản văn hóa cho chúng ta thấy Người hiểu rõ những giá trị sâu sắc này và đó chính là lý do vì sao Người đã cho di sản văn hóa một vị trí rất quan trọng trong công cuộc giành độc lập tự do và buổi đầu kiến thiết đất nước.