Gần 200 học viên đến từ các cơ quan quản lý, tổ chức KH&CN, trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trên toàn quốc đã tham gia lớp tập huấn về “Kỹ năng quản lý hoạt động KH-CN và quản trị tài chính đối với nghiệm vụ phát triển KH-CN trong đơn vị và doanh nghiệp”, trong hai ngày 17 – 18/10 tại TPHCM.

Lớp tập huấn do Cục Công tác phía Nam Bộ KH&CN phối hợp với Chi nhánh phía Nam Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước tổ chức, tập trung vào các vấn đề như hướng dẫn các quy định mới đối với hoạt động KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; giới thiệu, đề xuất giải pháp hiệu quả tổ chức hoạt động KH&CN tại đơn vị và doanh nghiệp; hướng dẫn chính sách thuế đối với lĩnh vực KH&CN; những sai sót thường phát hiện trong quá trình kiểm toán kinh phí sự nghiệp khoa học và việc quyết toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học; lưu ý trong lập báo cáo tài chính phục vụ hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên;…

d
Ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Bộ KH&CN Ảnh: KA

Theo ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Bộ KH&CN, hoạt động nghiên cứu và phát triển trong thu vực doanh nghiệp hiện rất ít. Trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực này có tiến bộ nhưng còn chậm, chủ yếu ở mức trung binh khá. Chưa có nhiều doanh nghiệp lớn đầu đàn có vai trò dẫn dắt công nghệ, thị trường. Trong khi đó, lại thiếu sự liên kết hiệu quả giữa “bốn nhà” trong việc tổ chức nghiên cứu, sản xuất chuỗi giá trị sản phẩm, hoàn thiện qui mô sản xuất hàng khóa lớn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và khu vực.

“Chính sách và nguồn lực hỗ cho đổi mới công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp trong nước đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn” – ông Đà chia sẻ và cho rằng doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh, … nên cần được hỗ trợ cụ thể về tiêu chuẩn hóa sản phẩm, xây dựng nhận dạng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ,…

Ôn Phạm Ngọc Minh, Ủy viên Ban chủ nhiệm Chương trình Quốc gia KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ, cho rằng, các đơn vị, doanh nghiệp căn cứ vào mục tiêu, nội dung của chương trình KH&CN các cấp và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, dựa trên năng lực, kinh nghiệm của mình để đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Khi xây dựng thuyết minh và dự toán kinh phí nhiệm vụ KH&CN cần bám sát thực tiễn và các thông tư, quy định về tài chính.

s
Ông Trần Quốc Quang chia sẻ về quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học Ảnh: KM

Ông Trần Quốc Quang, Phó Trưởng phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực 4, cho biết, việc quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học ngày càng đi vào nề nếp hơn, các tổ chức tuân thủ các quy định của nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót như lập, phân bổ, giao dự toán không có cơ sở; xác định các nhiệm vụ triển khai mới rất chậm; còn tình trạng không giao dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ mà giao theo biên chế; sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí; một số chứng từ để quyết toán chưa bảo đảm như thiếu hóa đơn tài chính, không thu thập đủ báo giá theo quy định,...

Vì vậy, theo ông Quang, cần sửa đổi cơ chế, chính sách tài chính để tăng tính chủ động cho các tổ chức KH&CN, thực hiện tốt các quy định về tài chính ngân sách, quản lý các hoạt động dịch vụ hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng thí nghiệm trọng điểm,... “Các tổ chức KH&CN cần mạnh dạn đổi mới, sắp xếp biên chế để đảm bảo hiệu quả hoạt động, giảm gánh nặng tài chính cho hoat động bộ máy, giành nguồn đầu tư cho khoa học, năng động tạo thêm nguồn thu nhập và thu hút nhân lực có chất lượng” – ông Quang nhấn mạnh.