Ngày hội Robothon; Cứu đàn cá kênh Nhiêu Lộc; Phát hiện hợp chất mới có thể tiêu diệt được tế bào ung thư; Công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang loại trừ 99% các loại virus cúm;... là những thông tin KH&CN đáng chú ý ngày 29/10.
Ngày hội Robothon
Hơn 500 bạn học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh sẽ cùng tham gia đua tài lắp ghép và lập trình robot trong ngày hội Robothon được tổ chức tại 3 thành phố lớn trong cả nước từ 30/10 đến 6/11. Chủ đề của cuộc thi năm nay là Internet of Things (IoT) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Các thí sinh tham gia sẽ lắp ghép và lập trình các robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng như thu nhận, trích xuất và phân phối dữ liệu, trích xuất thông tin, tích hợp hệ thống.
Tại Đà Nẵng sẽ thi đấu vào ngày 30/10 tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Hà Nội sẽ thi đấu vào ngày 5/11 tại Nhà thi đấu Quận Thanh Xuân. TP. Hồ Chí Minh sẽ thi đấu ngày 6/11 tại Nhà thi đấu ĐH Tôn Đức Thắng. (
XEM THÊM)
Triều Tiên tuyên bố chế tạo thành công thuốc chữa bách bệnh
Triều Tiên tuyên bố đã tạo ra một loại thuốc thần kỳ không chỉ chữa trị được bệnh AIDS, mà còn có thể loại bỏ Ebola và ung thư. Liều thuốc kỳ diệu này bao gồm nhân sâm được trồng từ phân bón và một hỗn hợp các thành phần khác - nhưng không tiết lộ sự kết hợp đặc biệt này. Đại diện nhóm phát triển loại thuốc trên, tiến sỹ Jon Sung Hun cho biết: "Các nhà nghiên cứu đã đưa những nguyên tố đất hiếm (REE) vào insam (nhân sâm) bằng cách sử dụng phân bón vi nguyên tố REE trên ruộng insam." (
XEM THÊM)
Loại băng dính sử dụng trên mọi bề mặt, ngăn mọi loại chất lỏng
Trong một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Applied Materials & Interfaces, một nhóm các nhà khoa học đã phát triển một loại băng dính có khả năng áp dụng với mọi bề mặt vật liệu, đồng thời có tác dụng chống thấm nước hay bất kỳ loại chất lỏng nào. Cấu tạo của băng dính gồm một lớp chống thấm polyurethane có độ dính bám được phủ lên trên bề mặt một lớp các hạt silica siêu nhỏ, siêu mịn chứa flo. Nhờ có cấu trúc, kết cấu và sức căng bề mặt rắn ở mức thấp nhất của lớp hạt silica, chất lỏng không có khả năng thấm lọt xuống giữa lớp hạt., Khi gặp lớp không khí được tạo ra giữa bề mặt vật liệu và chất lỏng, chất lỏng lập tức biến thành những giọt nhỏ li ti, lăn ra khỏi lớp băng dính. (
XEM THÊM)
Cứu đàn cá kênh Nhiêu Lộc
Hiện tượng cá chết hàng loạt là do lượng cá vượt quá khả năng chịu tải của dòng kênh và mất cân bằng về loài bên cạnh yếu tố nguồn nước không đảm bảo. Đây là kết quả nghiên cứu “Cơ sở khoa học về sức tải thủy vực và chiến lược quản lý đàn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. PGS.TS Vũ Cẩm Lương, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chủ nhiệm đề tài cho biết, đề tài nghiên cứu về “sức tải thủy vực” với mong muốn có một cơ sở dữ liệu cụ thể có cơ sở khoa học. Sức tải thủy vực có thể hiểu đơn giản là khả năng một dòng sông, kênh có thể chứa được bao nhiêu con cá sống trong đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá rô phi chiếm số lượng áp đảo với tỷ lệ lên đến 84,2% và mật độ 6,7 con/m2. (
XEM THÊM)
Công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang loại trừ 99% các loại virus cúm
Một nghiên cứu Đại học Manchester, Anh, đã tạo ra công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang để lọc và giết chết hơn 99% các loại virus cúm. Nhóm nghiên cứu tạo ra được một lớp phủ mô phỏng bề mặt của các tế bào trong thực quản và mũi của con người. Phương pháp này nhằm mục đích giữ lại hơn 99% tất cả các loại virus cúm, kể cả các chủng mới của cúm đại dịch nếu tiếp xúc với nó. (
XEM THÊM)
Đo lượng sự đa dạng sinh học bằng bản đồ cây che phủ
Các nhà nghiên cứu của Mỹ vừa công bố phương pháp sử dụng bản đồ cây che phủ cùng các khảo sát trên thực địa để đo lường hiệu quả sự đa dạng sinh học tại những khu vực nhiệt đới mà giới khoa học vốn phải mất nhiều thời gian nghiên cứu để có kết luận chính xác. Sau khi vẽ sơ đồ quan sát chi tiết các loài cây cối và động vật từ các bức ảnh chụp trên cao của công cụ Google Earth, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích kết quả và nhận thấy đối với mỗi 4 trong 6 loài, cụ thể gồm thực vật, động vật có vú không biết bay, dơi và chim, đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng các loài tỷ lệ thuận với độ che phủ cây có thể nhìn thấy trên bản đồ. (
XEM THÊM)
Phát hiện hợp chất mới có thể tiêu diệt được tế bào ung thư
Công ty dược phẩm quốc tế R&D đã khám phá một loại hợp chất mới có khả năng ngăn ngừa một số dạng ung thư gây đau đớn cho con người. Theo nghiên cứu của R&D, tế bào ung thư có thể tồn tại kiên cường một cách đặc biệt vì chúng có thể tránh khỏi apoptosis - một cơ chế của cơ thể khiến tế bào tự phân hủy. Tế bào ung thư tránh khỏi cơ chế này bằng cách sở hữu trong mình loại protein được gọi là tế bào myeloid leukemia 1 (MCL1). MCL1 có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng các tế bào ung thư. Đây là một loại protein cho phép tế bào tồn tại và khó bị tiêu diệt bởi các cơ chế tự phân hủy thông thường của cơ thể, khiến việc loại bỏ những tế bào ung thư khỏi cơ thể là việc làm tương đối khó khăn. (
XEM THÊM)
Mô não khủng long nguyên vẹn sau 133 triệu năm
Hóa thạch mô não khủng long 133 triệu năm tuổi tìm thấy ở East Sussex, Anh được bảo quản nguyên vẹn nhờ dung dịch axit trong vũng lầy. Hóa thạch trông giống một viên đá được một người săn hóa thạch nghiệp dư ở East Sussex, Anh tìm thấy năm 2004. Sử dụng kính hiển vi điện tử, nhóm nghiên cứu tới từ Anh và Australia phát hiện hóa thạch chứa các mạch máu, mao mạch, mô từ vỏ não và màng não, lớp màng giúp giữ não ở đúng vị trí. Điều khác thường ở hóa thạch này đó là sự bảo quản nguyên vẹn của các mô mềm rất yếu ớt. (
XEM THÊM)
Kiều Anh (Tổng hợp)