Đó là một trong các mục tiêu mà Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 được phê duyệt mới đây. Để đánh giá kết quả phục hồi nguồn lợi thủy hải sản, Chương trình cũng đặt mục tiêu điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của 100% các hồ tự nhiên, hồ chứa lớn.
100% các khu bảo tồn biển, khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản được hình thành, quản lý và hoạt động theo quy định của pháp luật thủy sản. 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hoạt động thả tái tạo nguồn lợi thủy sản vào vùng nước tự nhiên hàng năm.
Để thực hiện Chương trình, có 9 đề án, dự án thuộc danh mục ưu tiên thực hiện, tập trung vào quan trắc môi trường và đa dạng sinh học thường niên ở các khu bảo tồn biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu sinh sản và ươm dưỡng nhân tạo một số loài quý hiếm, cho đến đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguồn lợi thủy sản… Đặc biệt, có riêng hai đề án riêng về đánh giá mức độ ô nhiễm nói chung và ô nhiễm rác thải nhựa, đánh giá mức độ gây hại của khai thác thủy sản đến nguồn lợi thủy sản.
Các đề án này được đặt ra trong bối cảnh trữ lượng thủy sản ở Việt Nam suy giảm nghiêm trọng và khó phục hồi do các “bãi giống bãi đẻ” và nơi trú ngụ của tôm cá gồm rạn san hô suy giảm nghiêm trọng ở hầu hết các vùng có san hô, cỏ biển suy giảm; ở các khu bảo tồn – nguồn sinh sôi thủy sản cũng bị suy giảm nguồn cá; và Việt Nam là một trong các nước ô nhiễm nhựa trên môi trường biển nghiêm trọng nhất thế giới.
Bài đăng số 1276 (số 4/2024) KH&PT
Bảo Như